Chẳng cần dùng đòn roi, cha mẹ có vô vàn cách để kỷ luật khiến con 'nhớ đời'
Tin liên quan
Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng gặp khó khăn khi đối mặt với cảm xúc của mình. Nếu bé cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị coi thường, bé có thể nổi cơn tam bành. Với những trẻ mới biết đi, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, kiên nhẫn. Việc cha mẹ cố thúc ép bé, chỉ trích khi bé lo lắng, bồn chồn hay phạt bé khi bé sợ hãi có thể khiến bé cảm thấy chán ghét và không muốn cố gắng nữa. Nếu bạn vẫn muốn muốn trừng phạt con nhưng hãy để đó là biện pháp cuối cùng. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể kỷ luật trẻ mới biết đi mà không cần trừng phạt bé.
Dùng thời gian chờ
Khi bé có những hành vi sai trái hoặc mất trật tự, bạn có thể cho bé khoảng thời gian tạm dừng tích cực. Thời gian chờ hoặc tạm dừng không chỉ giúp bạn và bé có thời gian để bình tĩnh mà còn giúp bé trải nghiệm hệ quả hành vi mình vừa gây ra (như xấu hổ, tự vấn bản thân,...). Từ đó bé không có những hành vi sai trái nữa.
Chú ý đến bé
Bạn cũng có thể chú ý và lắng nghe con. Hãy cho con biết rằng con được bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Lắng nghe vừa giúp cha mẹ không có thái độ cứng nhắc, độc đoán và mâu thuẫn với con vừa là giúp bạn có cơ hội nắm bắt và điều chỉnh cách dạy con phù hợp hơn.
Hãy đồng cảm
Đừng gạt đi những cảm xúc của trẻ. Cha mẹ hãy coi trọng cảm xúc của con và đồng cảm hay thấu cảm với con. Đây cũng là cách để cha mẹ thân với bé hơn đồng thời dạy bé được nhiều điều hay và lẽ phải.
Cho bé sự lựa chọn
Đây là một trong những cách kỷ luật mà không cần trừng phạt bé. Nếu con có một nhu cầu bất khả thi, bạn hãy cho con biết điều đó và đồng thời cho con những phương án và lựa chọn thay thế. Khí đó bé sẽ ngoan một cách tự nhiên mà không thể hiện sự chống đối.
Không cần nhằn mà giúp bé rút kinh nghiệm
Nếu bé mắc lỗi, thay vì trừng phạt hoặc cằn nhằn bé, cha mẹ hãy động viên, an ủi bé kịp thời và giúp bé rút kinh nghiệm. Đừng quên giúp bé không phạm phải những sai lầm tương tự như vậy trong tương lai.
Ôm bé
Cách tốt nhất để bé ít bị tổn thương và giữ gìn mối quan hệ cha mẹ và con cái là ôm nhau. Bé là con của bạn và bạn phải cho con thấy rằng con có ý nghĩa như thế nào với bạn. Bé sẽ cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và yêu quý cha mẹ hơn, từ đó sẽ bớt nghịch phá hơn.
Kỷ luật trẻ mới biết đi là một trận chiến khó nhằn. Trẻ cần kỷ luật để nuôi dưỡng tính độc lập của mình và biết cách hành xử đúng đắn hơn ngay từ khi còn bé, từ đó loại bỏ những thói quen hay hành vi xấu của trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có cách dạy con thành công! Hãy sử dụng các chiến lược huấn luyện để dạy bé cách quản lý hành vi của mình và cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Ngọc Huyền – Theo timesofindia
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất