Làm gì khi đang buồn chán và mệt mỏi với công việc?
2016-04-03 07:00
- Đừng vội đổ hết lỗi cho công việc, môi trường làm việc và vị trí công việc. Hãy nghĩ đến nhiều nguyên nhân khách quan, ví dụ như bạn có ít kinh nghiệm làm việc nên bạn gặp nhiều khó khăn hơn các đồng nghiệp khác.
Tin liên quan
Dù đang làm công việc yêu thích, chắc chắn đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và dừng một chút. Đúng vậy, bạn cần dừng lại để hiểu tại sao bạn đang không muốn làm, đây có phải là sự xuống tinh thần nhất thời hay không, và bạn cần làm gì để cải thiện tình hình sớm. Hãy thử một vài gợi ý và định hướng sau đây!
1. Tự đánh giá nhanh
Tiến sĩ Katharine Brooks, giám đốc điều hành nhân sự và phát triển nghề nghiệp tại đại học Wake Forest cho biết, bạn nên bắt đầu hỏi mình: Tại sao mình lại ghét công việc hiện tại? Đây có phải cảm giác mới không hay bạn luôn cảm thấy như vậy?” “Hãy thử vạch ra các gạch đầu dòng về những ưu điểm và nhược điểm của công việc, và bạn muốn làm gì nếu làm công việc mới,” Brooks cho biết. “Hãy quyết định liệu có cách nào để thay đổi tình hình sớm nhất có thể nếu không thời gian sẽ trôi nhanh và bạn vẫn không thể thoát khỏi cảm giác kiệt sức, không muốn làm việc."
2. Hiểu rõ bạn đang buồn chán hay công việc của bạn nhàm chán
Một khi bạn đã tự đánh giá được bản thân và tình hình, bạn sẽ biết những nguyên nhân khiến bạn làm việc ì ạch và không vui vẻ. “Trong trường hợp quyết định thay đổi công việc để cởi bỏ bớt căng thẳng và áp lực, bạn có chắc rằng ở môi trường mới bạn không lặp lại cảm giác trên,” Debra Benton, chuyên gia đào tạo nhân sự và tác giả của cuốn sách The Virtual Executive: How to Act Like a CEO Online and Offline cho biết. Nếu bạn không thích công việc của mình vì cuộc sống của bạn không như mong đợi, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Hãy đánh giá tình hình khách quan để không phải nghỉ việc gấp.
3. Nói chuyện với một người đáng tin cậy
Nếu bạn không thể tự trả lời câu hỏi: "Tại sao tôi ghét công việc của mình", hãy tìm một ai đó đáng tin cậy để trò chuyện. Họ có thể cho bạn biết một hướng giải quyết vấn đề mà bạn chưa nghĩ đến. Sau đó, ít nhất bạn sẽ có thêm lựa chọn để thay đổi quan điểm, thói quen, chiến lược việc làm của mình. Thậm chí, nếu sếp bạn là người có thể tin tưởng và trò chuyện thẳng thắn, bạn có thể chia sẻ suy nghĩ của bạn với người ấy. Họ có thể tạo thêm điều kiện cho bạn để giảm bớt khối lượng công việc, thay đổi công việc để bạn lấy lại tinh thần làm việc.
4. Thay đổi thái độ
Đừng vội đổ hết lỗi cho công việc, môi trường làm việc và vị trí công việc. Hãy nghĩ đến nhiều nguyên nhân khách quan, ví dụ như bạn có ít kinh nghiệm làm việc nên bạn gặp nhiều khó khăn hơn các đồng nghiệp khác. Sau đó, bạn cần thay đổi thái độ làm việc, vượt qua các giai đoạn khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hơn thế nữa, thái độ làm việc có vai trò lớn đến hiệu quả công việc. Nếu bạn luôn giữ được thái độ lạc quan, quyết tâm và kiên trì, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc. Điều này luôn có lợi cho bạn, và bạn không mất gì cả. Vậy, những lý do trên đã đủ để bạn gạt bỏ suy nghĩ nghỉ làm và chán làm việc ra khỏi đầu?
Nguyễn Mai – Nguồn: Forbes
Xem thêm:
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Lên sóng Running Man hậu drama, Jack bị chỉ trích vì nói trống không, hành động thô bạo với đàn anh