7 kiểu nhân viên cần tuyển ngay!
2015-03-17 11:06
- Người làm công mà chỉ biết làm việc như những chiếc máy công nghiệp thì họ chỉ là người nằm trong mục đích lợi dụng sức lao động của ông chủ. Còn đối với những ông chủ, khi họ muốn tìm một ứng viên sáng giá cho những vị trí quan trọng, họ sẵn sàng đầu tư cơ sở tốt nhất để chọn được người đủ tài và đủ chí để đạt được mục tiêu kinh doanh tham vọng của họ.
Tin liên quan
Mark Zuckerberg, Larry Page và David Karp đã làm gì để Facebook, Google và Tumblr trở thành những công ty lớn như hôm nay? Bí quyết thành công và phát triển của các công ty đó là gì? Nhân lực có phải là thứ quan trọng làm lên sự lớn mạnh của họ?
Bạn đã biết rằng trường Đại học Stanford là một vườn ươm cho hàng trăm tài năng công nghệ cao như Google, Yahoo, Cisco và Sun. Bạn có thể cũng biết nhiều doanh nhân và nhà đầu tư đến từ Intel và Microsoft, và IBM, P&G và GE là nơi tiếp nhận hàng trăm hồ sơ CEOs trên thế giới. Hẳn phải có lý do mà các tổ chức kia thu hút được nhiều người tài giỏi đến với họ học tập và cống hiến. Đó thực sự là một cuộc chiến không ngừng nghỉ để thu hút nhân tài và giữ chân họ ở lại. Nếu bạn là một người lãnh đạo, bạn phải ở trong cuộc chiến đó để “giành giật” những người tài năng về phía mình. Và thu hút người tài cũng là nghệ thuật của người lãnh đạo. Bạn cần nhận biết chính xác đâu là người cần dụng và người cần loại. Dưới đây là 7 kiểu nhân viên mà bạn cần thuê và giữ chân họ ở lại.
1. Quan tâm về Công ty như quan tâm chính bản thân họ
Những người dẫn đầu trong bất kể lĩnh vực gì như công nghệ, sản xuất…đều là những người làm việc với đam mê và công việc chính là đứa con mà họ dồn hết tâm sức và tình yêu vào.
2. Sẵn sàng bày tỏ ý kiến
Hợp tác và làm việc nhóm là những hình thức làm việc phổ biến của nhiều công ty. Đó là cơ hội cho những người có tài năng đóng góp quan điểm và ý tưởng sáng tạo giúp công ty phát triển. Người lãnh đạo giỏi sẽ nhìn ra người có kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết công việc tốt qua quá trình làm việc.
3. Phát hiện vấn đề và giải quyết luôn
Nói theo cách khác, khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết nhanh là điều mà bất kể nhà tuyển dụng cũng mong từ ứng viên của mình. Ở mỗi ngành khác nhau, người làm lại thể hiện khả năng khác nhau của họ. Ví dụ, những nhà tư tưởng kinh doanh thường có giác quan thứ 6 trong việc xác định rõ những gì khách hàng họ cần và thực sự muốn làm. Hoặc theo cách khác, làm kinh doanh cũng là một tố chất. Nhiều người học không đúng chuyên ngành kinh doanh nhưng họ lại làm công việc này rất tốt. Vậy nên, không thể dựa vào bằng cấp để đánh giá mức độ phù hợp công việc của các ứng viên khác nhau. Đó cũng là lý do thời gian thử việc phát huy tác dụng. Với nhiều ngành khác, khả năng giải quyết vấn đề phụ được đánh giá qua thâm niên nghề nghiệp của họ.
4. Nói ra điều mà bạn không muốn nghe
Giao tiếp cũng là kỹ năng quan trọng của một nhân viên giỏi. Những lời nói hay đẹp, nghe lọt tai không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả công việc. Người tuyển dụng giỏi phải là người nhìn được bản chất của vấn đề qua các câu nói của người đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, thái độ sống cũng là điều quan trọng để đánh giá một người làm việc có nhiệt huyết hay không. Thái độ sống của họ tích cực, tính cách thẳng thắn sẽ giúp họ nhìn thẳng vào vấn đề cần giải quyết và khích lệ những người khác nỗ lực làm việc vì lợi ích nhóm thay vì nản lòng vì những suy nghĩ tiêu cực của riêng họ.
5. Sống, ăn và thở vì công việc
Nếu gọi người làm công là “Thân lừa ưa nặng” thì quả là không sai. Bởi dưới góc độ của người quản lý, họ luôn muốn tìm được những người làm việc càng mẫn cán càng tốt. Tuy nhiên, cần hiểu rõ ràng hơn rằng sự mẫn cán của họ phải có được một cách tự nguyện thì họ mới có thể cống hiến lâu dài cho công ty. Vậy làm thế nào để nhân viên có thể sống, ăn và thở vì công việc của họ? Câu hỏi này dành cho những người quản lý!
6. Họ nói, mọi người nghe …và làm theo
Việc một người nói, người khác làm theo không chỉ cho biết quyền hạn của người nói mà còn thể hiện khả năng làm chủ vấn đề của họ. Các công ty nên thuê những người như vậy để tạo một tập thể gắn kết có người trên, người dưới và có tính tương tác giữa các cấp với nhau. Tuy nhiên, cần chú ý rằng người nổi tiếng, người giỏi, người giàu kinh nghiệm chưa chắc đã là người phù hợp để bạn chọn. Mọi thứ đều tương đối. Trong công việc cũng phải tính đến cái tình. Đó là ý do tại sao nhiều nhân viên không “ưa” sếp và các bộ phận làm việc không đoàn kết do mâu thuẫn tình cảm với nhau.
7. Làm bất cứ điều gì để đạt được kết quả tốt nhất
Cuối cùng, trong những phẩm chất của một nhân viên tốt mà các công ty mong muốn từ họ, đó là cái chí. Người làm công mà chỉ biết làm việc như những chiếc máy công nghiệp thì họ chỉ là người nằm trong mục đích lợi dụng sức lao động của ông chủ. Còn đối với những ông chủ, khi họ muốn tìm một ứng viên sáng giá cho những vị trí quan trọng, họ sẵn sàng đầu tư cơ sở tốt nhất để chọn được người đủ tài và đủ chí để đạt được mục tiêu kinh doanh tham vọng của họ.
Nguyễn Mai – Nguồn: INC
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Vì sao Cristiano Ronaldo và bạn gái chưa kết hôn?