Sau khi về nhà chồng, mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu cũng là vấn đề làm nhiều nàng dâu buồn phiền, rơi nước mắt. Việc không thể hòa hợp được với bố mẹ chồng, gia đình chồng cũng làm nàng dâu cảm thấy lo lắng, khó xử.
Nhiều nàng dâu than vãn rằng mẹ chồng của họ khá khắt khe, khó tính, hay xét nét những chuyện tiểu tiết. Tuy nhiên, dù có được mẹ chồng tốt, có tâm, nàng dâu cũng cảm thấy không thực sự thoải mái. Lý do đơn giản là vì họ vẫn chưa hòa nhập và thích nghi được với lối sống của nhà chồng.
(Ảnh minh họa)
Tâm sự khó nói của nàng dâu khi mẹ chồng quá đảm đang, lại bao bọc con trai quá mức
Mới đây, trong một hội nhóm khá thu hút hội chị em, người dùng Q.N đã chia sẻ tâm tư của mình sau khi về làm dâu nhà chồng. Được biết, nhà chồng cô có kinh tế ổn định, mẹ chồng cô là người phụ nữ của gia đình, bà khéo léo, đảm đang và rất sạch sẽ.
Mọi việc trong nhà, hầu như bà thường cáng đáng hết, nàng dâu cũng chỉ phụ giúp thôi. Nhưng có điểm mà nàng dâu này cảm thấy không thoải mái đó là vì mẹ chồng cô quá yêu chiều 2 con trai, khiến chồng cô và cậu em chồng mãi chẳng lớn lên. Việc chưa hòa nhập được với lối sống của gia đình chồng khiến cô buộc phải giữ khoảng cách với họ.
Trích tâm sự của nàng dâu này:
"Có chị em nào, gia đình chồng tốt mà vẫn không thấy vui (hoặc không thoải mái) khi ở nhà chồng không? Làm thế nào để có thể giao tiếp đc tự nhiên hơn khi ở nhà chồng? Các chị em cho em ít nghệ thuật với
Em thì may hơn một số chị, mẹ chồng không soi mói nói xấu sau lưng và bà giúp đỡ em việc nhà. Nhìn chung có mẹ chồng như vậy là cũng phúc rồi. (Hồi em lấy chồng nhìn mặt mẹ chồng khó tính tưởng là dông bão)
Chuyện là mẹ chồng em còn trẻ. Bà làm công việc nội trợ và ở siêu sạch sẽ. Bà thích quyết định các việc trong nhà. (Bố chồng em đi làm có kinh tế và đưa hết cho mẹ chi tiêu lo việc nhà.)
Mẹ chồng rất chiều con. Nhà có 2 con trai thì mẹ đều làm mọi việc thành ra 2 con trai đúng là nhàn quá. 2 con trai cũng hợp tính mẹ. Em thấy mẹ quan tâm chi tiết cuộc sống của 2 con trai quá, khiến cho họ mãi là đứa trẻ đc chăm bẵm, mẹ thương con nên lo hết cho con nên bản thân 2 con trai cũng không phải cố gắng nhiều. Em nhìn nhận thấy vậy nhưng em không nói ra vì chồng em quen với nếp sống như vậy nên sẽ thấy đấy là điều bình thường. Chồng em mà đi về muộn 1 tí là mẹ gọi điện ngay vì mẹ lo. Chồng em ốm 1 tí (hơi nhức đầu, hoặc sứt tay) là mẹ lo lắng nhắc em bóp đầu cho chồng.
Còn em thì nghĩ đàn ông cao to, đi làm có hôm áp lực hơi nhức đầu tí cũng k cần lo lắng. Ý là đấy là 1 ví dụ của quan điểm sống và cách nghĩ của em và mẹ chồng không giống nhau.
1 ví dụ nữa. Mẹ chồng em siêu sạch sẽ. Nấu xong thì phải lau chùi bếp, quét dọn lau nhà thì mới đc ăn cơm. Ăn xong cũng phải dọn dẹp sạch sẽ luôn. Quần áo cả nhà dù chưa bẩn lắm cũng giặt phơi suốt ngày. Phòng ngủ của bọn em cũng bị mẹ chê bẩn.
Em thì không ở sạch như mẹ được thật. Có lúc mình bận vội hoặc mệt chưa dọn đc ngay, mà ở sạch quá cũng khó sử dụng phòng. Hì hì. Vợ chồng em thấy thoải mái khi ở phòng, vì chồng em không ở siêu sạch đc như mẹ. (Hồi trước khi cưới, là mẹ chồng còn lên lau phòng dọn hộ chồng em cơ.)
Ở nhà hình như mẹ sẽ theo 1 công thức mà em quan sát được, đó là: 90% toàn bộ việc nhà và chợ búa cơm nước, cúng giỗ cũng là mẹ xông pha. Em phụ 10% mà thấy ui sao mẹ không nghỉ ngơi 1 chút, mà nhất thiết phải nhà sạch bóng và cơm nước đủ món đa dạng. Em cũng thấy choáng vì vớ phải hôm nào đi làm mỏi mà thêm quả đảm đang thì em mỏi nhừ người. Dù các con không làm thì mẹ vẫn đảm đang các việc, hôm nào mệt thì mẹ sẽ hơi mắng. Mọi việc trong nhà hầu như mẹ quyết định vì mẹ lo cho gia đình quen rùi và mẹ cũng có kinh tế chi trả.
(Ảnh chụp màn hình)
Cũng vì nhìu thứ cộng lại, quan điểm lệch nhau. Bữa cơm ăn cùng cả nhà thì em đều im lặng ít nói, ai hỏi chỉ cười hoặc trả lời lại thui. Chứ k như ở nhà bố mẹ đẻ là thoải mái tự nhiên hơn. Em là được mẹ chồng cũng tốt mà tâm trí mình như là không được làm những điều khùng khùng mình thích ấy. Hôm nào cũng quan sát để lựa hoặc thấy mẹ làm nhìu thì mình xem phụ giúp cái j chứ lòng em thì không có vui tươi lắm. Sau này em cũng ở riêng nhưng trước mắt thì chắc chắn em ở chung, điểu kiện chưa đủ để ra ở riêng.
Mẹ chồng em là người tốt tâm nhưng sống theo nếp sống nhà ck đúng là nhiều cái phải học hỏi. Các chị có ai hoàn cảnh mẹ chồng tốt mà vẫn thấy có gì xa cách khi ở chung không ạ? Có nghệ thuật nào để em cảm thấy bộc lộ tình cảm với mẹ chồng hơn được không?"
Những dòng chia sẻ này của nàng dâu đã nhận được sự đồng cảm của nhiều nàng dâu khác. Nếu nàng dâu cũng cho rằng việc mẹ chồng quá tốt, quá đảm đang, quá bao bọc các con sẽ khiến các con của bà không thể lớn lên, trưởng thành và tự lo cho bản thân mình.
"Mẹ chồng của em cũng như vậy. Nhà cũng có mỗi chồng em nên mọi việc mẹ lo hết. Ba chồng thì lo kinh tế. Mẹ thì lo nội trợ trong nhà. Bà cũng thuộc tuýp ng sạch sẽ kĩ tính. Thời gian đầu về chơi e cảm thấy áp lực vô cùng. Nhưng từ từ em cảm nhận bà cũng không khó. Chịu khó lấy lòng bà xíu. Em hay mua quần áo, mỹ phẩm cho bà. Giờ bà đi mua đồ làm đẹp gì cũng gọi hỏi em. Mặc dù e chưa cưới ( còn 3 tuần nữa là cưới) nhưng em cũng lo không biết sau này về e có thể hoà hợp dc với nếp sống nhà chồng hay không. Nhưng em tin chị cứ đối xử với cả nhà bằng cái tâm thì chị sẽ nhận lại được y vậy. Còn nếu không thì ráng thuyết phục chồng ra ở riêng thôi chị ơi", người dùng Ngọc Anh viết.
Nhiều người dùng khác cũng cho rằng rằng dâu đối xử chân thành, hết lòng với nhà chồng thì cuối cùng họ cũng sẽ nhận ra và hiểu cho nàng dâu mà thôi.
"Dù sao có được mẹ chồng như vậy cũng đã tốt lắm rồi. Cởi mở với nhà chồng ra một chút và mình bớt suy nghĩ nhiều, đơn giản hóa mọi việc sẽ thấy nhẹ nhàng hơn nha bạn. Sống chung gia đình chồng không như sống với mẹ đẻ là điều đương nhiên rồi", người dùng An Chinh viết.
3 bí quyết giúp nàng dâu chung sống với nhà chồng
Không nói xấu nhà chồng
Một hành động khiến mối quan hệ thêm bất hoà chính là nói xấu gia đình chồng. Không thành viên nhà chồng lại có cảm giác thoải mái khi lỡ nghe con dâu mình nói xấu sau lưng. Kết quả cho việc này chính là những sự chán ghét, mệt mỏi bởi thái độ của nàng dâu.
Thay vì nói xấu gia đình chồng, hãy lựa chọn đúng đối tượng để chia sẻ những khúc mắc của mình để họ giúp phân tích điều đúng - sai trong câu chuyện của bạn. Ngược lại, tuyệt đối không bao giờ được kể cho những người có tính lấy chuyện làm quà, đôi khi sẽ khiến bạn khó xử ở một vài tình huống bất khả kháng.
(Ảnh minh họa)
Trách nhiệm trông nom cháu
Nhiều con dâu tỏ thái độ không hài lòng khi bố mẹ chồng từ chối trông con giúp. Một số con dâu quan niệm rằng, trông cháu là trách nhiệm của ông bà khi mà 2 vợ chồng bận rộn. Tuy nhiên, hãy xác định rõ việc chăm sóc con cái là tránh nhiệm của riêng hai vợ chồng, bố mẹ chồng thỉnh thoảng có thể phụ giúp.
Vui đùa bên con cháu là niềm hạnh phúc tuổi già của bố mẹ chồng chứ không phải tránh nhiệm để trở thành gánh nặng trên vai mỗi ngày của ông bà.
Chủ động kiếm tiền
Một cách để không phụ thuộc quá nhiều vào gia đình đình chồng chính là khéo léo sắp xếp việc gia đình, chăm sóc con cái một cách hợp lý cùng với đó là sự cố gắng trong công việc để có thể tạo được nguồn thu nhập độc lập.
Việc chủ động được vấn đề tài chính sẽ làm giúp bạn có tiếng nói trong gia đình, đồng thời cũng giúp cho bố mẹ chồng, em chồng và cả chồng tôn trọng bạn nhiều hơn.
An An
Những sao Việt xuất thân con nhà giàu: Ông Cao Thắng, Hà Anh Tuấn là thiếu gia nổi tiếng