Tránh xa những đồ vật này nếu không muốn con yêu gặp nguy hiểm

Tránh xa những đồ vật này nếu không muốn con yêu gặp nguy hiểm

2016-12-09 13:00
- Những dị vật có kích thước nhỏ trong nhà có thể nhét lọt tai, mũi... trẻ đều là dị vật nguy hiểm, cha mẹ cần cảnh giác, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp.

Nhét dị vật vào tai, mũi nguy hiểm thế nào?

Trẻ nhỏ rất thích tò mò, tìm hiểu mọi thứ chúng thấy bằng cách chạm vào, đưa lên miệng nếm thử hoặc có thể nhét vào nhiều vị trí trên cơ thể như tai, mũi...

Do vậy, những dị vật có kích thước nhỏ trong nhà có thể nhét lọt tai, mũi... trẻ đều là dị vật nguy hiểm, cha mẹ cần cảnh giác, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp.

Cảnh báo những dị vật có thể gây nguy hiểm với tai và mũi của trẻ

Những dị vật có kích thước nhỏ trong nhà có thể nhét lọt tai, mũi... trẻ đều là dị vật nguy hiểm, cha mẹ cần cảnh giác, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp. Ảnh: Huyền Linh

Hồi cuối năm 2015, một bé trai 30 tháng tuổi ở Sóc Trăng đã phải nhập viện Tai mũi họng Cần Thơ cấp cứu do có một cục pin ở trong mũi bé.

Theo lời kể của gia đình, trước khi tai nạn xảy ra, gia đình bé có mua chiếc lồng đèn phát nhạc về cho con chơi nhưng trong lúc không chú ý bé gỡ pin ra nhét vào mũi.

Thấy con kêu khóc, cha của bé đã kiểm tra và kinh hoàng phát hiện cục pin nằm gọn trong mũi bé, bèn tìm cách lấy ra nhưng do bé khóc nhiều nên cục pin ngày càng lọt sâu vào trong.

Khi được đưa tới bệnh viện, mặc dù cục pin đã được gắp ra an toàn, nhưng bác sĩ cho biết do thời gian ở trong mũi lâu nên acid ở pin khiến niêm mạc mũi bé bị phỏng.

Từng nuôi 2 cô con gái sinh đôi khá hiếu động, chị Duyên (Đông Ngạc - Bắc Từ Liêm - Hà Nội) chia sẻ, lúc đầu do mong muốn con có nhiều đồ chơi, không làm phiền bố mẹ nên kể từ khi các bé biết ngồi vững, mỗi khi chị cho các con ngồi chơi dưới sàn nhà là chị quăng đủ thứ ra cho các bé tha hồ khám phá, chúng mới chịu ngồi yên. Bất kể thứ gì có thể chơi được chị cũng sẵn sàng mang ra, kể cả bút, thước kẻ, viên tây, phấn viết hay bút màu... của cậu anh lớn 5 tuổi nhà chị. Thậm chí mấy chiếc vòng cổ sặc sỡ của chị đeo từ thời con gái, chị cũng tháo ra cho con thỏa sức chơi.

Tuy nhiên, sau một lần quan sát con chơi, chị tá hỏa khi thấy một bé đang cố nhét chiếc bút chì vào tai bé còn lại. Thì ra, bé bắt chước bố mẹ, dùng bút để.... thay bông ngoáy tai mẹ vẫn thường vệ sinh cho bé hàng ngày sau khi tắm xong.

Cảnh báo những dị vật có thể gây nguy hiểm với tai và mũi của trẻ

Các loại bút viết trong nhà cũng gây nguy hiểm cho bé. Ảnh: Huyền Linh

Kể từ đó, chị luôn thận trọng hơn và chọn lọc các món đồ chơi cẩn thận trước khi cho các con tiếp xúc với chúng, tránh những tai nạn rủi ro đáng tiếc xảy ra với các con.

Tương tự chị Ngọc (ở Đông Anh – Hà Nội) tâm sự, chị cũng từng rất lo lắng sau một lần cậu con trai 5 tuổi đi học về, được mẹ hỏi han các vấn đề ở lớp trong ngày, cậu kể lại sự việc bị một người bạn cùng lớp đuổi theo để nhét viên sỏi nhặt được ở sân trường vào tai bé.

Tuy nhiên, dù bị bạn đuổi kịp nhưng vì sợ đau nên cậu bé đã nhất quyết phản kháng, không cho người bạn có hành động nhét đồ vào tai mình.

“Tôi đã rất lo lắng khi nghe con kể lại sự việc nói trên, sáng hôm sau khi đưa con tới trường, tôi liền trao đổi với giáo viên cũng chỉ nhằm cảnh báo cho giáo viên về những tình huống nguy hiểm kiểu này, tránh sự việc đáng tiếc xảy ra với các bé ở trường mầm non.

Chị Ngọc cho biết, cũng có lần nghe con kể lại rằng, trong giờ học về thủ công, một bạn gái cùng lớp đã dùng đất nặn để nhét vào lỗ mũi làm trò cho các bạn xung quanh cười, tuy nhiên may mắn cô giáo đã phát hiện kịp thời nên nhắc nhở bé để lần sau không tái phạm những tình huống tương tự, một phần cũng để quán triệt các học sinh khác không bắt chước theo.

Cảnh báo những dị vật có thể gây nguy hiểm với tai và mũi của trẻ

Những viên thuốc nếu lọt vào tay bé, chúng có thể lọt vào tai, mũi trẻ nếu chúng cố ý nhét vào. Ảnh: Huyền Linh

Cảnh báo những dị vật có thể gây nguy hiểm với tai và mũi của trẻ

Tai nạn do nhét dị vật vào mũi, tai hoặc gây nghẹt đường thở và tai nạn thường gặp với trẻ nhỏ, đã có rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, có thể gây tử vong nếu không phát hiện kịp thời hoặc xử lý đúng cách.

Do vậy, để tránh những tai nạn rủi ro, trước hết cha mẹ hãy làm ngay việc đầu tiên cho bé là phòng ngừa tai nạn. Bằng cách hãy để những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bé tránh xa tầm tay của trẻ.

Đối với các loại đồ chơi, cần đảm bảo rằng chúng luôn chắc chắn để tránh vương vãi, rơi rụng phụ kiện. Đặc biệt vị trí lắp pin đồ chơi điện tử cần đảm bảo không tháo lắp dễ dàng, bé có thể tự mình cạy ra để nghịch hoặc nhét vào các vị trí nguy hiểm trên cơ thể mình.

Cảnh báo những dị vật có thể gây nguy hiểm với tai và mũi của trẻ

Phấn viết, đặc biệt là phấn màu luôn thu hút sự chú ý của trẻ con. Ảnh: Huyền Linh

Đặc biệt các loại chậu, cây cảnh sinh thái trong nhà cần đảm bảo không rải sỏi đá ở gốc cây, tránh sự tò mò của trẻ… Vẫn có nhiều cách khiến những chậu cảnh này đẹp lung linh mà không cần đến sỏi đá như việc lắp thêm cho chúng chiếc nắp nhựa, xứ… để thay sỏi hoặc đá che đi phần đất lộ ở gốc những cây này.

Dưới đây là thống kê một số dị vật có thể gây nguy hiểm với tai và mũi của trẻ, mời các phụ huynh tham khảo để phòng ngừa tai nạn rủi ro cho con ngay cả khi ở trong nhà:

dị vật tai mũi trẻ

Huyền Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phụ nữ nên chọn người đàn ông yêu mình

Đọc nhiều nhất