Con bị chuột cắn, xử trí ra sao?
Tin liên quan
Chuột là động vật gây hại và có thể truyền nhiễm không ít bệnh tật cho con người. Khi phát hiện trẻ bị chuột cắn, cha mẹ cần bình tĩnh trấn an bé trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Cảnh báo sự nguy hiểm của chuột đối với trẻ nhỏ
Việc trẻ bị chuột cắn gây tổn thương cho cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong đã từng xảy ra ở rất nhiều nơi. Đặc biệt phổ biến nhất là ở các vùng quê hẻo lánh, các khu nhà “ổ chuột” ẩm thấp ngay ở giữa lòng những thành phố lớn.
Những ngày vừa qua, truyền thông đưa tin về vụ việc bé gái sơ sinh ở trong một khu vực thuộc thị trấn Katlehong ở Johannesburg (Nam Phi) đã tử vong do bị chuột cắn khiến không ít người bàng hoàng. Bởi thông thường, người ta cảnh giác khi bị các loài động vật to lớn hơn như chó cắn, mèo cắn… hoặc những loài có chứa chất độc như rắn, bọ cạp,… ít tai ngờ rằng, loài gặm nhấm như chuột lại có thể gây tổn thương cho cơ thể và nguy hiểm đến vậy khi một em bé đã phải mất mạng.
Loài chuột Nam Phi khổng lồ - giống con chuột đã cắn bé sơ sinh 3 tháng tuổi tử vong. Ảnh: Thesun.co.uk
Vụ việc thương tâm xảy ra khi người mẹ trẻ 26 tuổi của bé, đã bỏ đi tiệc tùng suốt đêm cùng bạn trai mới quen và bế theo một bé sơ sinh khác. Tuy nhiên, khi trở về vào rạng sáng, bà mẹ này đã đau đớn chứng kiến cảnh bé sơ sinh mới 3 tháng tuổi còn lại đã tử vong do bị chuột cắn khi ở nhà một mình.
Bà mẹ trẻ sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc gây ra cái chết thương tâm cho chính con gái mình. Điều khiến những người chứng kiến vụ việc đau lòng và phẫn nộ hơn chính là sự bất cẩn của bà mẹ trẻ, khi vì thú ham vui bản thân mà quên mất rằng, những đứa con bé bỏng vừa lọt lòng mẹ kia đang cần tình yêu thương và sự chăm sóc tốt nhất.
Trong khi đó, khu nhà xảy ra sự việc trước nay thường xuyên có rất nhiều chuột. Trước khi xảy ra vụ việc đau lòng, người ta vẫn thờ ơ với sự nguy hiểm của loài động vật nhỏ bé này.
Ở Việt Nam cũng từng xảy ra những vụ tai nạn tương tự do loài chuột gây ra.
Cách đây chưa lâu, một bà mẹ trẻ đã đăng tải lên trang cá nhân hình ảnh những vết tích của con gái chị do bị chuột cắn nhằm cảnh báo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ nên cẩn thận hơn.
Theo chị N.P.N - mẹ em bé, vụ việc xảy ra hồi tháng 8 vừa qua. Trong khi cả nhà đang say ngủ trong phòng có điều hòa, nửa đêm thấy con gái tỉnh dậy khóc thét lên. Chị giật mình tỉnh giấc và nghĩ con đói nên cho con bú sữa như thường lệ. Tuy nhiên em bé vẫn không ngừng khóc dù người mẹ đã cố gắng vỗ về để con ngủ tiếp.
Nghi có chuyện không lành, chị P. đã bật đèn lên và bàng hoàng khi thấy bàn tay của con đầm đìa máu.
Dù được chị đưa đi rửa tay nhưng mọi việc không thuyên giảm nên gia đình chị P. đã đưa con đến viện cấp cứu.
Điều đáng nói, theo lời chị P. phòng ngủ nơi bé nằm thường được đóng kín cửa vì bật điều hòa nhưng vẫn xảy ra vụ việc đáng tiếc.
Chị P. đã đăng tải lên trang cá nhân hình ảnh những vết tích của con gái chị do bị chuột cắn nhằm cảnh báo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ nên cẩn thận hơn.
Phòng ngừa chuột cắn để không xảy ra tai nạn thương tâm cho trẻ
Chuột là loài động vật gặm nhấm, mặc dù được xem là loài không quá nguy hiểm nhưng đã gây không ít phiền phức cho con người.
Ở thành phố nhà cao cửa rộng, môi trường sạch sẽ thường ít chuột hơn tại một số vùng quê, nhất là những khu vực hẻo lánh. Cũng bởi cánh đồng, bờ rào, cống rãnh... những vị trí ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho chuột cư trú và phát triển.
Thông thường người ta chỉ biết đến việc chuột gặm nhấm quần áo, sách vở và lương thực... trong gia đình gây nhiều phiền toái. Tuy nhiên, thời gian gần đây thường xuyên có thông tin chuột là loài động vật gây nguy hiểm không ít với trẻ nhỏ, thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong.
Nói về sự phiền toái của loài chuột, chị Hạnh (Ở Hoàn Kiếm - Hà Nội) chia sẻ, căn hộ gia đình chị đang sống thuộc phố cổ, được xây dựng từ khá lâu nên ẩm thấp, lại gần đường tàu. Do vậy, việc có chuột trong nhà là điều dễ hiểu.
Việc quần áo hay chăn màn để trong tủ vài ngày sau lôi ra thấy thủng lỗ chỗ nhiều nơi cũng là việc không có gì lạ khi môi trường sống có nhiều chuột.
Tuy vậy, theo chia sẻ của chị Hạnh, có lần cậu con trai 6 tuổi của chị đang ngủ thì tỉnh giấc khi bị chuột cắn vào chân, mặc dù vết thương nhỏ, nhưng lo lắng con có thể bị nhiễm trùng hoặc lây lan virus từ loài chuột, chị Hạnh liền đưa con đi khám bác sĩ.
Cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của mình và tránh không bị chuột cắn, cha mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của mình, nhất là tại nhà kho của các căn hộ thường được xếp bừa bãi các vật dụng khiến nơi này trở thành nơi ẩn náu thuận lợi của loài chuột.
Nếu phát hiện trong nhà có ổ chuột, cần tìm cách đuổi hoặc xử lý kịp thời.
Dùng nước tẩy javel tẩy rửa sạch chỗ nào có nước tiểu của chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh sự lây nhiễm bệnh tật.
Đồ ăn thức uống nên bảo quản cẩn thận, nhất là thức ăn còn lại từ bữa trước sang bữa sau cần được để tủ lạnh hoặc đậy thật kỹ để tránh việc chuột tấn công.
Cho bé ngủ nên mắc màn cẩn thận dù ở trong phòng kín và bật điều hòa để giảm thiểu những rủi ro do loài chuột gây ra.
Xử lý thế nào khi bé bị chuột cắn?
Chuột là động vật gây hại và có thể truyền nhiễm không ít bệnh tật cho con người như bệnh dịch hạch, vàng da xuất huyết, sốt xuất huyết kèm theo suy thận do Hantavirus...
Khi phát hiện trẻ bị chuột cắn, cha mẹ cần bình tĩnh trấn an bé trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời rửa sạch vết thương bằng xà phòng trước khi chuyển bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Dưới đây là chi tiết các bước xử lý khi bé bị chuột cắn, mời các cha mẹ tham khảo phòng khi rủi ro đáng tiếc xảy ra:
Huyền Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất