Con bạn ốm suốt vì thiếu chất này trong bữa ăn, nhanh chóng bổ sung ngày bằng các mẹo sau
Tin liên quan
Biểu hiện và triệu chứng khi trẻ bị thiếu kẽm
Dễ sinh bệnh
Nguyên tố vi lượng kẽm là chất điều tiết miễn dịch hiệu quả cao có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch của tuyến vú, tỳ và bạch huyết trong cơ thể con người. Ngoài ra, kẽm còn trực tiếp tấn công và chống lại sức mạnh của các vi khuẩn giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ.
Một khi trẻ bị thiếu kẽm thì khả năng miễn dịch sẽ giảm xuống, thường xuyên bị cảm sốt, đau bụng, dễ tái đi tái lại.
Trẻ bị thiếu kẽm thường xuất hiện hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, khả năng chú ý ở trẻ bị giảm xuống, khó tập trung, hiếu động bất thường, ưa khóc quấy v.v… Nếu bạn phát hiện trẻ luôn ngồi không yên, không thể chú ý quá lâu và hoạt động lung tung hỗn loạn thì nên suy nghĩ đến vấn đề trẻ bị thiếu kẽm.
Không thích ăn cơm và kén ăn
Kẽm là thành phần quan trọng hợp thành hormone vị giác trong nước bọt. Trẻ bị thiếu kẽm sẽ khiến các niêm mạc bị tăng sinh và sừng hóa, làm cho một lượng lớn tế bào thượng bì rơi rụng gây ách tắc các lỗ nhỏ trên gai vị giác, thức ăn khó tiếp xúc đến các gai này, làm giảm độ nhạy cảm khiến trẻ không thèm ăn, ăn không ngon.
Ngoài ra, thiếu kẽm còn khiến men tiêu hóa chứa kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm thấp, dẫn đến chức năng tiêu hóa suy yếu, ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của trẻ, gây ra chứng kén ăn nghiêm trọng.
Xuất hiện chứng “ăn bậy”
Một bộ phận trẻ bị thiếu kẽm do vị giác giảm xuống còn thường xuất hiện tình trạng thích ăn những thứ kỳ lạ, chẳng hạn như bùn đất, giấy, xỉ than, đầu ngón tay v.v…
Sinh trưởng phát triển kém
Kẽm là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong sự phát triển của cơ thể. Trẻ bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thể chất lẫn trí lực, chiều cao và thể trọng thấp hơn trẻ cùng lứa tuổi, tóc khô vàng, trí nhớ kém, năng lực nhận biết và học tập thấp.
Niêm mạc da thay đổi, mắc chứng mù ban đêm, móng tay có vệt trắng
Trẻ bị thiếu kẽm khiến cho niêm mạc da xuất hiện sự thay đổi, dễ bị viêm loét khoang miệng... Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng tham gia trao đổi chất cùng với vitamin A. Nếu thiếu kẽm, trẻ còn có nguy cơ mắc chứng mù ban đêm, móng tay xuất hiện vệt trắng như hạt gạo.
Các nguồn thực phẩm giúp bổ sung kẽm phù hợp cho trẻ
Nguồn thực vật
Hàm lượng kẽm trong thực vật rất ít, chỉ khoảng 1mg trong mỗi 100g thực vật. Trong đó, các loại thực vật được cho là lựa chọn lý tưởng nhất do chứa hàm lượng kẽm tương đối cao bao gồm các loại đậu, tiểu mạch, củ cải, cải thảo, nho khô, mè, hạt thông, đậu phộng, sữa bò, quả óc chó, hạt dẻ…
Nguồn hải sản
Các loại hải sản có vỏ cứng chứa kẽm khá cao, chẳng hạn như hàu, ngao, nghêu v.v… Trong đó, hàu có hàm lượng kẽm cao nhất trong nhóm này, bình quân trong 100g hàu có chứa 71,2mg kẽm, là thực phẩm bổ sung kẽm vô cùng lý tưởng cho trẻ.
Nguồn động vật
Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều kẽm. Theo các số liệu đáng tin cậy cho thấy, trong 100g thực phẩm động vật chứa đến 3 - 5 mg kẽm, ví dụ như thịt nạc, gan động vật (gan heo), cá, lòng đỏ trứng v.v…
Thiện Duyên - Nguồn: womenhealth, pcbaby, mama
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất