Giám đốc đưa mẹ đi làm răng, quyết chọn loại rẻ nhất: Nha sĩ vừa trách móc lại vội xin lỗi
Tin liên quan
Nhiều người cho rằng muốn có trong tay nhiều tiền thì phải tăng thu giảm chi, càng giỏi tiết kiệm càng nhanh giàu. Trên thực tế có những kiểu tiêu tiền mà càng tiêu càng khiến bạn "đủ đầy", không tiêu dễ trở nên khốn đốn. Rốt cuộc đây là kiểu tiêu tiền gì?
Một vị giám đốc nọ có người mẹ già ngoài 80 tuổi. Người mẹ này do tuổi cao sức yếu nên răng đã rụng hết cả, nhai gì cũng trệu trạo. Nha sĩ khuyên cụ nên trồng răng implant để có thể ăn uống thoải mái hơn.
Chi phí trồng răng công nghệ cao thực ra rất đắt đỏ, cụ bà vừa nghe đã nhất quyết đòi chuyển sang làm răng loại rẻ tiền hơn. Bác sĩ cũng không đành lòng bỏ qua, kiên nhẫn giải thích cho cụ về sự khác biệt giữa răng implant cao cấp và loại răng giả rẻ tiền. Thế nhưng bà cụ vẫn không chịu chấp nhận.
Cụ bà vừa nghe đến giá cả đã nhất quyết đòi chuyển sang loại răng rẻ tiền nhất. Ảnh minh họa
Trước sự bất lực của bác sĩ, người con trai của bà cụ vẫn thản nhiên nói chuyện điện thoại và hút xì gà, chẳng may mảy quan tâm đến mẹ. Khi bác sĩ hỏi, anh con trai cũng quyết làm theo ý mẹ mà không nói thêm gì.
Vị nha sĩ không còn cách nào ngoài chấp nhận yêu cầu của bệnh nhân. Bà cụ 80 tuổi run run lấy trong túi ra một gói vải, mở từng lớp lấy tiền ra đóng tiền cọc, hẹn bác sĩ một tuần sau sẽ quay lại làm răng.
Khi bệnh nhân vừa ra ngoài, bác sĩ đã quay ra nổi giận với người con trai của bà. Bác sĩ nói anh đường đường là giám đốc, ăn mặc trên người toàn đồ hiệu lại hút xì gà cao cấp mà tại sao không chi tiền cho bà làm hàng răng tốt.
Chưa để bác sĩ nói hết lời, người con trai đã rút tiền trong túi ra thì thầm: "Bác sĩ ơi, cứ làm cho mẹ tôi loại răng tốt nhất, không quan trọng đắt rẻ tôi sẽ trả tiền. Nhưng có điều đừng nói cho mẹ tôi. Bà ấy là người rất tiết kiệm tôi không muốn làm bà suy nghĩ nhiều."
Bấy giờ vị bác sĩ nha khoa mới vỡ lẽ, vội vàng xin lỗi người đàn ông kia. Hóa ra việc làm của anh vốn đã có ý đồ riêng như vậy. Tiêu tiền cho cha mẹ là một cách báo hiếu
Giống như đại thi hào Nguyễn Du có câu "Nhớ ơn chín chữ cao sâu, một ngày một ngả bóng dâu tà tà". Chín chữ mà Nguyễn Du nhắc tới chính là cửu tự cù lao trong "Kinh Thi" , chỉ những công lao, khó nhọc của cha mẹ khi dưỡng dục con cái.
Trong đó có sinh, cúc (đùm bọc), chủ (vỗ về), súc (nuôi nấng cho bú mớm), trưởng (bồi bổ cho khôn lớn), dục (dạy bảo), cố (theo dõi, săn sóc), phục (khuyên răn), phúc (che chở, gìn giữ).
Ít ai để ý tới đôi bàn tay lạnh giá đã lao động vất vả một đời của cha mẹ. Ảnh minh họa
Cha mẹ nuôi lớn ta lao khổ, tốn kém là vậy nên sẵn lòng tiêu tiền cho cha mẹ cũng chính là báo hiếu bậc sinh thành.
Người con có thể hiếu thảo với cha mẹ cũng tự nhiên gia đình sẽ thuận hòa, cuộc sống từ ấy mà thuận lợi, hạnh phúc hơn. Biết ơn tổ tiên, hiếu thuận với đấng sinh thành là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng là đạo lý cơ bản của cuộc sống.
"Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn phụng dưỡng mà người còn đâu", nếu tháng ngày trôi qua mà chỉ biết vun vén cho bản thân, không làm tròn trách nhiệm người con thì tới một ngày có được tất cả nhưng cha mẹ đã chẳng còn để báo đáp nữa.
Theo Soha
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất