Có một Sài Gòn ấm tình người giữa mùa dịch: 'Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi'

Có một Sài Gòn ấm tình người giữa mùa dịch: 'Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi'

2021-07-16 14:40
- Sợi dây giãn cách chẳng thể làm người Sài Gòn "giãn lòng".

Những ngày này, Sài Gòn vắng lặng chưa từng thấy. Không còn những khoảnh khắc sầm uất, nhộn nhịp nữa. Hàng quán đóng cửa, đường phố thưa vắng bóng người. Nhưng dù khó khăn tới đâu, mọi người cũng đồng lòng để vượt qua đại dịch.

Khác với vẻ nhộn nhịp huyên náo thường thấy, chưa khi nào Sài Gòn vắng lặng như những ngày này. Người ta không còn thấy những sầm uất sôi động. Hàng quán đóng cửa, phố thưa bóng người. 

Chiều 15/7, Sài Gòn đón một cơn mưa nặng hạt kéo dài hơn 1h, nhiều tuyến phố ngập mênh mông. Nhưng, ngay giữa làn mưa trắng xoá, vẫn có những người "chiến sĩ" áo xanh âm thầm chiến đấu, quyết tâm giúp thành phố chiến thắng dịch bệnh. 

Một hình ảnh chia sẻ về những con người áo xanh làm nhiệm vụ xịt khử khuẩn lưu động ngồi trên thùng xe bán tải mà không hề có bất cứ thứ gì che chắn dưới cơn mưa trắng trời đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. 

Có một Sài Gòn ấm tình người giữa mùa dịch: Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi

Các "chiến sĩ" khoác vai nhau dưới cơn mưa tầm tã như một cách động viên tinh thần đồng đội và chính mình. Ảnh: L.H.T

Là những người hỗ trợ phun khử khuẩn, họ không thể vào trong xe và chỉ có thể ngồi trên thùng xe mà hiên ngang "đội trời đạp đất". Chắc hẳn họ đang rất mệt. Và chắc hẳn, họ đã ướt hết, toàn thân lạnh thấu. Nhưng cùng với bao người trong đội ngũ chống dịch khác, họ không thể dừng lại được, vì mỗi ngày mỗi giờ, số ca mới lại tăng lên và chưa có dấu hiệu ngừng. "Đồng bào sẽ chống chọi sao được nếu mình chùn chân, mỏi gối?".

Những ngày này, trên đường Nguyễn Tất Thành (Quận 4), người ta bắt gặp một ông già với chiếc chân giả vẫn mải miết đạp xe khắp các tuyến đường để cho cơm người khó khăn. Ông là Châu Văn Giỏi, năm nay tuổi đã 70, làm nghề bán bánh mì dạo. Đều đặn mỗi ngày, ông lại ghé chùa lấy cơm từ thiện rồi chạy xe trên khắp các tuyến đường để cho những người khốn khó. Người ta hỏi ông: "Liệu ông bán bánh mì có đủ sống không, trời nắng như vậy sao bán xong ông không về nghỉ ngơi?". 

Ông Giỏi chỉ cười, ông bảo mình chỉ bán để đủ tiền trả tiền trọ chứ không tiêu xài gì mấy nhiêu. Có lúc bán bánh mì thấy ai khó khăn, ông hay cho luôn chứ không nỡ lấy tiền. Sài Gòn thời gian này nhiều người gặp khó khăn do dịch nên ông tranh thủ ghé chùa lấy cơm từ thiện để cho đi. 

Có một Sài Gòn ấm tình người giữa mùa dịch: Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi

Ông Giỏi dù mất một chân nhưng sau khi bán bánh mì dạo xong vẫn ghé chùa lấy cơm đi cho người khó khăn. Ảnh: Báo Tuổi trẻ.

Xót xa trước cảnh những người bán vé số dạo phải chật vật mưu sinh giữa mùa dịch, một thầy giáo trẻ đã nhận hàng trăm tờ vé số của nhiều người để phụ bán giúp họ. Anh tên Nguyễn Phúc Thịnh, trong một ngày tháng 5, tình cờ trên đường đi làm về, anh thấy một cụ già cầm xấp vé số còn dày cộm. Khi ấy đã là 4h chiều, sợ bà cụ phải "ôm" vé nên anh đã mua giúp hơn 50 tờ. Sau đó, anh nhận thêm vé số từ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn để phụ bán giúp hàng ngày. 

Có một Sài Gòn ấm tình người giữa mùa dịch: Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi

Anh Thịnh tích cực vận động giúp đỡ những người nghèo khó. Ảnh: Báo Thanh niên.

Trên đây chỉ là một số câu chuyện nhỏ trong rất nhiều câu chuyện ấm lòng về tình người giữa tâm dịch Sài Gòn những ngày qua. Con người trên mảnh đất này đã và đang đồng lòng đùm bọc nhau, nhường cơm sẻ áo, cùng nhau nâng cao ý thức để cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh. Sợi dây giãn cách sẽ không thể làm người Sài Gòn "giãn lòng". Thành phố huyên náo ngày nào nay như chậm đi vài nhịp, nhưng rồi sẽ nhanh chóng hồi phục khi tất cả chúng ta cùng nỗ lực hết mình.

"Sài Gòn đau lòng quá" nhưng tình người chưa khi nào thôi ấm áp. Những bếp ăn từ thiện được nổi lửa, này người góp gạo, kia người góp rau củ, người xắn một tay góp công góp sức làm nên những bữa cơm no bụng cho người dân nghèo khó giữa tâm dịch. Những điểm phát đồ từ thiện, đồ nhu yếu phẩm cho người vô gia cứ và mất việc xuất hiện ngày càng nhiều hơn mỗi ngày... Có lẽ từ giờ cho đến mãi về sau, chúng ta sẽ không thể nào quên những ngày tháng đặc biệt này.

Có một Sài Gòn ấm tình người giữa mùa dịch: Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi

Dòng chữ viết tay "ấm lòng" tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. Ảnh: Báo Tuổi trẻ.

Chúng ta không thể tìm thấy hạnh phúc trong việc sở hữu hay nhận lại, hạnh phúc chỉ có khi cho đi. 

Và cũng không cần phải giàu có mới có thể cho đi. Như những người chiến sĩ áo xanh, như cụ Giàu, như thầy giáo Thịnh,.. dù không dư dả, chúng ta vẫn có nhiều thứ giá trị để cho đi hơn là vật chất. Đó có thể là tấm lòng nhân ái, sự dang tay chia sớt khó khăn đúng lúc hay lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ từ những người xung quanh. Cái giá trị nhất của sự cho đi không thể đo đếm bằng vật chất, mà là tâm ý và yêu thương. 

Nhân sinh vốn ngắn ngủi, bạn chẳng có quá nhiều thời gian để sưởi ấm trái tim của người xung quanh. Hãy gấp rút trao nhau yêu thương, hãy nhanh chóng bày tỏ lòng tốt. Rồi một ngày bạn sẽ nhận ra, tình yêu thương và lòng nhân ái là thứ quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời. Bởi yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi!

VC (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


9 dấu hiệu tố cáo đàn ông ngoại tình

Đọc nhiều nhất