Lãng phí lớn nhất đời người là sự HỜI HỢT: Làm việc nửa vời chính là ‘dấu chấm hết’ cho sự nghiệp!

Lãng phí lớn nhất đời người là sự HỜI HỢT: Làm việc nửa vời chính là ‘dấu chấm hết’ cho sự nghiệp!

2022-05-22 10:08
- “Làm việc cho người khác, thành công thì sẽ có được nhiều kinh nghiệm, làm không đạt thì cũng không mất gì, nếu cứ làm việc kiểu hời hợt, bạn đang lãng phí thời gian và cả cuộc sống của mình.”

Ở nơi làm việc thường có hai kiểu người. 

Một kiểu hời hợt, lười xung phong, không xông sáo, cuộc sống công việc không có chút gợn sóng. 

Kiểu còn lại là nhiệt huyết bừng bừng, toàn tâm toàn ý cho công việc, có tiêu chuẩn nhất định. 

Kiểu thứ nhất cứ ngỡ rằng mình như vậy là sướng, mà không biết rằng mình đang chịu thiệt hại lớn. 

Một tỷ phú từng nói: 

"Làm việc cho người khác, thành công thì sẽ có được nhiều kinh nghiệm, làm không đạt thì cũng không mất gì, nếu cứ làm việc kiểu hời hợt, bạn đang lãng phí thời gian và cả cuộc sống của mình." 

01 

Cách đây không lâu, cô bạn Hà bị công ty cho nghỉ việc. 

Cô ấy buồn bã nói: "Đều tại tớ nhất thời hồ đồ, may là giờ bắt đầu lại vẫn kịp." 

Khi mới vào công ty, Hà vô cùng nhiệt huyết, tăng ca là chuyện thường thấy. 

Không ngờ tới cuối năm phát tiền thưởng, Hà tình cờ phát hiện ra thưởng của mọi người không chênh nhau là mấy. 

Có một đồng nghiệp làm việc tại công ty đã nhiều năm khuyên cô ấy: "Đừng cố quá, công ty kiếm được nhiều hay ít cũng đâu liên quan gì đến em." 

Cũng chính từ lúc ấy, Hà bắt đầu có một chút thay đổi trong suy nghĩ. 

Cô ấy không còn nhiệt huyết xông pha trước tiên khi có việc như ngày xưa nữa, dù sao thì làm nhiều có thể sẽ mắc lỗi nhiều, chi bằng không làm. 

Đặc biệt là sau khi làm trưởng nhóm của một bộ phận thực tập sinh, cô ấy cuối cùng cũng có thể danh chính ngôn thuận chỉ huy người khác làm việc. 

Cô ấy dần học được cách đùn đẩy công việc sang cho người khác, nhiều khi còn giao cả việc vốn dĩ mình phải làm cho cấp dưới. 

Một lần, sếp yêu cầu Hà làm kế hoạch, cô ấy ngay lập tức giao cho cấp dưới, đợi cấp dưới nộp cô ấy sẽ chỉnh sửa qua một chút rồi gửi cho sếp. 

Hà vui vẻ vì nhàn nhã, cấp dưới cũng không dám ho he. 

Nhưng nhàn nhã quen rồi, năng lực dần dần cũng bị mài mòn. 

Rất nhiều lần khách hàng đưa ra đề xuất, nhưng ý tưởng của Hà lại không đáp ứng được, công ty nhiều lần nhận khiếu nại của khách hàng về cô ấy. 

Các đồng nghiệp thuộc bộ phận khác cũng có ý kiến với Hà, phản hồi cô ấy làm việc không tích cực. 

Hời hợt trong công việc trong một thời gian dài, mang trong mình tâm lý sợ khổ, kết quả là Hà đã bị thay thế bởi chính cấp dưới của mình. 

Suy nghĩ "hời hợt" một khi đã nhen nhóm, sẽ rất khó mà dứt ra khỏi nó được. 

Lâu dần, con người sẽ trở nên "vô dụng". 

Trong một cuốn sách nước ngoài có tên "Cảm giác an toàn", có đoạn như này: 

"Con chim đứng trên cây không bao giờ sợ cành cây bị gãy, bởi thứ nó tin tưởng không phải cành cây, mà là đôi cánh của nó." 

Hời hợt trong công việc giống như đang tự bỏ đi đôi cánh của chính mình, để rồi mất cả tương lai. 

Bạn hời hợt được một thời gian, không hời hợt được cả đời. 

Khi bạn phát hiện ra mình không còn có thể hời hợt được nữa, lúc ấy, có hối hận thì cũng đã muộn. 

Hôm nay không nỗ lực làm việc, ngày mai bạn phải nỗ lực tìm việc làm. 

02 

Rất nhiều người có cái suy nghĩ hiển nhiên rằng, hời hợt cho qua ngay là chuyện rất dễ dàng. 

Thực ra không phải như vậy, Không phải như vậy, sự trống rỗng về tinh thần có thể hủy hoại một người hơn cả sự bận rộn trong công việc. 

Những người hời hợt thường không tìm thấy cảm giác thành tựu trong công việc, vì vậy họ dễ bị kiệt sức, lo âu, thậm chí cáu kỉnh. 

Với họ mà nói, công việc giống như một gánh nặng, càng như một cực hình. 

Những người hời hợt thường có yêu cầu rất thấp, hiếm khi tạo ra được thành tích, thăng chức tăng lương cũng chẳng bao giờ tới lượt họ. 

Theo thời gian, họ hoặc là phải rời khỏi công ty hoặc là suy sụp trong tiêu cực. 

Một blogger nọ từng chia sẻ khoảng thời gian sống hời hợt của mình. 

Khi ấy, cô ấy mới đi làm được không lâu, đã phải chuẩn bị lo cho hôn lễ, bận rộn trang trí nhà mới, lo đám cưới, căn bản không đặt nhiều tâm tư cho công việc. 

Mỗi lần cần gửi bản thảo gì, cô ấy đều lên mạng tìm kiếm thông tin rồi chắp vá lại. 

Lúc cần liên lạc với khách hàng cũng chỉ gọi qua loa cho có. 

Nhiều đồng nghiệp không buồn tiếp xúc với cô, họ cho rằng cô lười biếng. 

Khoảng thời gian ấy, cô ấy cảm nhận được rất rõ sự dò xét của mọi người xung quanh. 

Sếp thấy cô ấy không nhiệt tình nên không muốn cất nhắc. 

Đau lòng hơn nữa là ngay cả chồng sắp cưới cũng nghĩ rằng cô không cầu tiến. 

Nhận ra được điều này, cô nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ rất không ổn, cô sẽ ngày một trở nên bị động hơn. 

Cạnh tranh nơi làm việc rất khốc liệt, muốn phát triển tốt thì phải luôn chuẩn bị tinh thần, phải biết lo làm chuồng trước khi mất bò. 

Cũng giống như lời thoại trong bộ phim "Alice in Wonderland": 

"Bạn phải không ngừng chạy, có vậy mới không mãi dậm chân tại chỗ. Nếu muốn tiến lên phía trước, bạn phải chạy nhanh hơn." 

Công việc chiếm một phần lớn trong cuộc sống của chúng ta, và nếu bạn hời hợt trong công việc, tâm sự nghiệp và giá trị của bạn sẽ dần dần biến mất. 

Khi bạn đang vui vẻ trong công việc và đạt được kết quả tốt, niềm vui đó là không gì sánh được. 

03 

Những người hời hợt xung quanh ta, hầu hết họ đều thích phàn nàn. 

Họ nói về sự mơ hồ và mệt mỏi, phàn nàn về sự không công bằng của công ty và sự kém cỏi của các nhà lãnh đạo, nhưng họ không bao giờ biết cách nhìn lại bản thân. 

Công việc rõ ràng có thể hoàn thành trong hôm nay, nhưng cứ phải hoãn lại đến ngày mai; 

Rõ ràng công ty có nhiều cơ hội đào tạo, nhưng hết lần này đến lần khác viện lý do không muốn học; 

Rõ ràng không muốn sống một cuộc đời bình thường, nhưng lại không muốn làm những nhiệm vụ được giao. 

Đối với họ, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai không có gì khác biệt. 

Ngược lại, những người giỏi nhất nơi làm việc không bao giờ hời hợt. 

Trong cuốn "Dear Founder", nhà đầu tư Maynard ở Thung lũng Silicon đã chia sẻ câu chuyện của mình. 

Ban đầu, anh chỉ là một nhân viên bảo vệ khiêm tốn, công việc hàng ngày của anh là tuần tra hành lang và chỉ đường. 

Không muốn bị giới hạn bởi hiện trạng, anh đã tự học lập trình. 

Sau khi giúp công ty giải mã hệ thống vài lần, anh đã thuận lợi chuyển đổi vị trí, từ một nhân viên bảo vệ sang lĩnh vực bảo mật máy tính. 

Sau này, trong nhiệm kỳ anh là giám đốc điều hành của công ty, doanh thu hàng năm của công ty đã tăng gấp hàng chục lần. 

Maynard có được thành tích như ngày nay nhờ luôn tung hoành, luôn tìm tòi những cơ hội mới trong khi các đồng nghiệp khác thường phớt lờ chúng. 

Anh có biệt danh là "Mr. Get", người chuyên giúp công ty giải quyết những vấn đề nan giải. 

Người xưa có câu, "nhàn cư vi bất thiện", nếu cứ sống hời hợt, thích một cuộc sống nhàn nhã ở độ tuổi đáng lẽ ra nên phấn đấu, sớm muộn cũng sẽ phải lĩnh hậu quả. 

Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời không phải là thất bại, mà là "đáng lẽ tôi có thể làm." 

Nơi làm việc là nơi trao đổi giá trị, tính tự giác là điểm nổi bật, và những người lười biếng sớm muộn cũng bị "out". 

Mong rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành những người tiên phong, đừng đợi đến khi già rồi mới hối tiếc về những tháng ngày chúng ta hời hợt với tuổi trẻ của mình. 

Jeannette Winterson từng viết: 

"Hãy lội ngược dòng với quyết tâm như cá hồi, cho dù dòng nước có mạnh đến đâu, bởi vì đây là dòng sông của bạn." 

Trong dòng sông cuộc đời, bạn không thể tránh khỏi sóng gió, đừng than vãn, đừng trốn chạy, cũng đừng sống hời hợt. 

Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều đang làm đẹp cho CV và mở đường cho tương lai của chúng tôi. 

Vì vậy, đừng chọn sống hời hợt ở độ tuổi mà bạn nên phấn đấu nhất.  

Theo Trí Thức Trẻ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 cung Hoàng đạo có một mùa hè bội thu, tiền bạc rủng rỉnh

Đọc nhiều nhất