Tiêm filler để môi mọng sexy, không ngờ hoại tử vì... đồ rởm

Tiêm filler để môi mọng sexy, không ngờ hoại tử vì... đồ rởm

Ngọc Minh 2016-11-03 09:33
- Chất làm đầy (filler) được cho là khá an toàn trong thẩm mỹ làm đẹp. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều dạng chất làm đầy rẻ tiền, trôi nổi khi dùng để lại những hậu quả không ngờ tới.

Tiêm filler làm đầy môi - Trào lưu làm đẹp gây sốt toàn cầu

Làn môi dày, căng mọng được nàng hot girl số một Hollywood Kylie Jenner lăng xê trở thành một hiện tượng toàn cầu và là chuẩn mực cái đẹp mới thời gian gần đây. Bờ môi mọng ngọt của Kylie trở thành niềm khát khao của biết bao cô gái. 

Trước khi sở hữu nhan sắc vạn người mê, Kylie Jenner đã từng thực hiện thẩm mỹ bơm môi để cải thiện đôi môi mỏng bẩm sinh của mình. Từ đó, cô nàng lột xác hoàn toàn, môi dày, căng mọng đã giúp Kylie xinh đẹp quyến rũ hơn bội phần.

Tiêm filler tạo dáng môi tuy mốt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Để được như Kylie, rất nhiều người đẹp châu Á đã thay đổi cách trang điểm, tô son, làm thẩm mỹ sao cho đôi môi trông đầy đặn nhất. Làm môi dày, môi trái tim, tạo khóe miệng… bằng chất làm đầy (filler) đang là trào lưu cực thịnh ở chị em. Phương pháp làm đẹp này được chị em ưu ái vì có kết quả nhanh, đẹp lên trông thấy mà không phải chịu đau đớn. 

Tiêm filler tạo dáng môi tuy mốt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Lyli Maymac thay đổi cách trang điểm, tô son để có được đôi môi 'tều' sexy giống Kylie Jenner.

Tiêm filler tạo dáng môi tuy mốt nhưng vẫn sợ hoại tử vì chất làm đầy rởm

Nhiều người đẹp Việt cũng vướng phải nghi án tiêm filler để có bờ môi mọng ngọt, quyến rũ.

Trào lưu tiêm filler (chất làm đầy) được giới trẻ hiện đại ủng hộ nhiệt tình. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng chi số tiền lớn đi thẩm mỹ với mong muốn sở hữu một bờ môi đẹp. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, tiêm filler môi luôn là chủ đề "hot" thu hút các chị em tham gia thảo luận. Các spa, viện thẩm mỹ cũng đều cập nhật nhanh cho mình những dịch vụ này để phục vụ khách hàng. 

Làm đẹp bằng chất làm đầy được các chuyên gia thẩm mỹ đánh giá khá an toàn. Giáo sư, bác sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật, Tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng: “Thủ thuật tiêm chất làm đầy là cách làm đẹp nhanh và hiệu quả, kết quả nhìn thấy được ngay. So với phương pháp làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ thì cách tiêm chất làm đầy ưu việt hơn, không để lại sẹo và nhiễm trùng vết mổ”.

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết thêm: “Tiêm chất làm đầy vào môi thuộc vào thẩm mỹ không xâm lấn, tức là không làm thay đổi các tổ chức dưới da, cơ và xương. Bản chất của filler là một chất thay thế acid hyaluronic (AH) trong tế bào của con người. Chất này sẽ mất đi khi chúng ta có tuổi, dẫn đến lão hóa. Chất filler công nghiệp ra đời để bù đắp lượng acid hyaluronic mất đi. Filler được cho là an toàn trong thẩm mỹ không xâm lấn”.

Phương pháp tiêm filler cho môi được nhận định khá an toàn trong thẩm mỹ nhưng hiện nay có rất nhiều dạng chất làm đầy rẻ tiền, trôi nổi khi dùng để lại những hậu quả không ngờ tới.

Dễ hoại tử vì chất làm đầy “rởm”

PGS.TS Nguyễn Tài Sơn cho biết, đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng môi, ngực, mũi, có trường hợp bị hoại tử do làm đẹp bằng chất làm đầy kém chất lượng.

Tiêm chất làm đầy “rởm” dễ hoại tử môi

Tháng 7/2016, bệnh nhân Nguyễn Thị Hà, 23 tuổi, quê Quảng Ninh, đã phải nhập viện cắt bỏ 2/3 môi do hoại tử vì tiêm filler (chất làm đầy) giá rẻ.

chất làm đầy

Cô gái chịu hậu quả môi sưng vều, lệch lạc vì tiêm filler rởm.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chất làm đầy trôi nổi không rõ nguồn gốc, thậm chí có cả các loại chất làm đầy silicon lỏng (chất bị cấm) vẫn được nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng. Vì giá thành của các chất làm đầy này rất rẻ.

“Dùng các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc, chất cấm để tiêm vào môi hay bất cứ có quan nào đều có nguy cơ gặp biến chứng, gây những hậu họa cả về sức khỏe và thẩm mỹ. Nguy cơ biến chứng dễ gặp nhất là bị hoại tử phải cắt bỏ…” - GS.BS Trần Thiết Sơn cho biết.

Theo khuyến cáo của PGS.TS Nguyễn Tài Sơn, tiêm chất làm đầy làm đẹp chỉ an toàn khi đảm bảo tuân thủ quy tắc, liều lượng và đối tượng sử dụng nhất định. Tuyệt đối, không ham đồ rẻ, khi bơm chất làm đầy để làm đẹp môi nên đến bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ ưu tín. Một số người có tiền sử bị dị ứng, bị mụn rộp ở môi, máu khó đông, người có da nhạy cảm, hay dễ bị nhiễm trùng… thì không nên tiêm chất làm đầy vào môi.

Ngọc Minh

 >> Có thể bạn sẽ thích:

Méo mồm vì phẫu thuật để có môi mọng gợi cảm

Mê dao kéo khiến con gái Việt ngày càng giống nhau

Bạn có đang dùng phải 1 trong 10 thỏi son nhiễm chì nặng nhất dưới đây?

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ai cũng muốn có một người đàn ông chu đáo bên cạnh

Đọc nhiều nhất