Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai cần biết
2015-06-15 18:52
- Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai được sử dụng khá phổ biến, có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm bạn cần biết.
Tin liên quan
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung để ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ ở tử cung. Gọi là “vòng” vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S…
Đây là một trong những dụng cụ đạt được hiệu quả tránh thai lên tới 99%. Thời gian lưu vòng trong tử cung dài ngắn tùy từng loại, thường là 3-8 năm. Sau đó, nếu muốn tiếp tục tránh thai bằng phương pháp này, bạn phải lấy vòng cũ và thay vòng mới; còn nếu muốn sinh con, bạn chỉ cần tháo vòng ra là được.
Khi đặt vòng tránh thai, nó sẽ không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em và an toàn ngay cả khi cho con bú. Tuy nhiên nhược điểm là không ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục.
Mặc dù việc đặt vòng tránh thai đơn giản và mất ít thời gian, cũng như ít tốn kém. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám trước khi đặt vòng tránh các sự cố xảy ra.
Việc đặt vòng tránh thai nên được thực hiện sau khi phụ nữ hết kinh nguyệt, thường vào ngày thứ 3-4 của chu kỳ; 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.
Ai không nên đặt vòng tránh thai?
- Những người viêm vùng chậu, viêm âm đạo và có nguy cơ cao mắc bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục
- Người bị dị ứng với đồng (đối với vòng tránh thai đồng) hay gặp tác dụng phụ từ progesterone (đối với vòng Mirena)
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đã có thai ngoài tử cung
- Bị xuất huyết tử cung không rõ nguyên nhân hoặc thiếu máu
- Cổ tử cung bất thường hoặc có hình dạng bất thường
- Phụ nữ mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp
- Những người bị suy giảm miễn dịch…
Những tác dụng phụ có thể gây ra do vòng tránh thai
Kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rút ngắn, rối loạn…. Có thể điều trị bằng thuốc, nếu trường hợp nặng, điều trị không thuyên giảm bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn.
Bụng dưới chướng đau, đau mỏi vùng thắt lưng: Bạn có thể thay đổi loại vòng hoặc biện pháp tránh thai nếu tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn.
Chất dịch trắng tăng nhiều: Đây là hiện tượng phổ biến sau khi đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm bằng thuốc tiêu viêm.
Xuất huyết hoặc chảy máu trong thời gian hành kinh: Đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ phải đi tháo vòng. Nếu trường hợp này xảy ra bạn cần kịp thời đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của biến chứng, nhiễm trùng hoặc có thai ngoài tử cung…
Mất vòng: Sự cố này hiếm khi xảy ra, nhưng hãy phòng tránh nó bằng cách đặt vòng vào thời điểm 2-3 tháng sau khi sinh và đi khám lại sau khi đặt vòng được 6-10 tuần.
Mặc dù vòng tránh thai an toàn và có tác dụng trong thời gian dài nhưng bạn cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ 1-2 năm 1 lần. Vòng tránh thai không gây vô sinh, nhưng nó có thể dẫn đến vô sinh nếu cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm.
(Theo SKGĐ)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư phổi, nhiều người không ngờ đến