Ra mồ hôi trộm không phải chuyện đùa ở trẻ
2015-09-05 06:10
- Việc bé ra mồ hôi trộm, mẹ chớ chủ quan. Vì có thể bé đang mắc các chứng bệnh như: Còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm, bệnh hạ đường huyết,..
Tin liên quan
Bé ra mồ hôi trộm thường có biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế các mẹ cần lưu ý đến việc bé ra mồ hôi quá nhiều khi bú, khi ăn hoặc khi ngủ,… để đưa bé đi thăm khám và điều trị, tránh trường hợp gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bé.
Chị Nguyễn Ngọc Ánh (Đống Đa – Hà Nội) có bé gần 8 tháng có triệu chứng ra mồ hôi trộm nhiều khi đang ngủ, khi chị đưa bé đi khám thì được biết bé đang thiếu canxi và có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng. Chị Ánh chia sẻ: “Bé hay ra mồ hôi những lúc mình cho cháu bú và lúc bé nằm ngủ, lúc đầu mình cứ nghĩ bé bị nóng nên bật quạt cho bé, cởi bớt áo cho bé thông thoáng. Nhưng mồ hôi vẫn ra, mình đã đưa bé đi khám thì biết được bé thiếu canxi và kẽm, đang bị chậm lớn”.
Bé ra mồ hôi mẹ cần lưu tâm. Ảnh minh họa.
Cùng trường hợp ra mồ hôi trộm nhiều, bé Trần Nhật (Ba Đình – Hà Nội) 5 tháng tuổi lại do thiếu vitamin D và hệ thần kinh chưa ổn định. Chị Lê Hồng Ngân, mẹ của bé cho biết: “Mỗi lần cho bé bú là mồ hôi sau gáy và lưng bé ướt đầm đìa, cả những lúc bé ngủ cũng vậy. Mình đã đưa bé đi khám và bác sỹ cho biết, hệ thần kinh của bé yếu là do bé hồi sinh bé bị sinh non, bé đang cần phải bổ sung thêm vitamin D”.
Nguyên nhân dẫn đến mô hôi trộm ở bé
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ chuyên khoa sơ sinh Minh Thành cho biết, việc trẻ bị ra mồ hôi trộm do nhiều nguyên nhân. Có thể do hệ thần kinh thực vật chưa được hoàn thiện như người lớn dẫn dến mồ hôi nhiều. Cũng có thể đó là dấu hiệu của trẻ bị thiếu vitamin D, hoặc trẻ sinh non thiếu tháng. Khi sinh ra trẻ bị nhẹ cân, rối loạn tiêu hóa... cũng dẫn đến mồ hôi trộm.
Việc thiếu vitamin D xuất phát từ thói quen phụ huynh sợ trẻ bị ốm nên thường để trong phòng kín, ít tắm ánh nắng ấm buổi sáng có lợi cho hệ xương. Nhiều bà mẹ cho con mặc quần áo quá dày, quá chật hoặc ủ ấm con quá mức đều cản trở việc tổng hợp vitamin D giúp hệ xương phát triển.
Nguồn sữa mẹ ít canxi, thậm chí thiếu canxi, nghèo dinh dưỡng cũng ảnh hưởng. Phòng thiếu sự thông thoáng về mùa hè, khiến trẻ khó ngủ do bứt rứt.
Những căn bệnh bé có nguy cơ mắc phải khi ra mồ hôi trộm
Khi bé có biểu hiện ra mồ hôi sau gáy, hay quấy khóc, thóp rộng,… thì có thể bé đang mắc phải chứng bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân do thiếu vitaminD nên một số chất trong cơ thể bé không hấp thụ được, vì thế mẹ nên tận dụng nắng sáng sớm để sưởi nắng cho bé, hãy để bé ở trạng thái thông thoáng nhằm giúp bé hấp thụ ánh nắng mặt trời dễ dàng hơn.
Mẹ lưu ý cho bé tắm nắng trước 9h sáng, khi đó nắng còn yếu chưa gây hại cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý về chứng đổ mồ vào ban đêm ở trẻ mặc dù mẹ đã để bé ở trạng thái thoáng mát. Khi trẻ kèm theo các triệu chứng như mặt sưng đỏ, không tăng cân, chán ăn,…. Mẹ cần khẩn trương đưa bé đi khám kịp thời vì có thể bé đang bị mắc bệnh lao, hạ đường huyết. Việc bé đổ mồ hôi còn do nguyên nhân từ các bệnh truyền nhiễm gây nên như: Nhiễm trùng huyết, viêm khớp dạng thấp.
Để phòng mồ hôi trộm, phụ huynh cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của trẻ. Phối hợp nhiều thức ăn khác nhau trong từng bữa ăn và các bữa ăn khác nhau. Bổ sung canxi giúp tổng hợp vitamin D, mặt khác khi con có dấu hiệu ra mồ hôi nhiều cần đưa đi khám bác sĩ kịp thời, không nên tự tiện điều trị ở nhà sẽ làm bệnh thêm nặng.
Người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cũng cần ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin D để có thể cung cấp dưỡng chất cho quá trình phát triển của con. Nếu lượng sữa nhạt, không đủ chất cần phải lắng nghe tư vấn của bác sĩ để xây dựng thực đơn hợp lý trong tuần.
Vũ Minh
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Trên đời này, đau lòng nhất chính là đúng người nhưng lại sai thời điểm