Lưu ý chế độ ăn của bệnh nhân ung thư

Lưu ý chế độ ăn của bệnh nhân ung thư

Thụy Du 2015-06-18 15:02
- Để không bị giảm cân, mất cảm giác ăn ngon miệng và tránh được nhiều vấn đề về ăn uống khác, các bệnh nhân ung thư nên biết và làm theo các mẹo nhỏ sau đây.

Nhiều bệnh nhân ung thư nghĩ rằng việc giảm nhiều cân nặng trong quá trình điều trị là bình thường. Nhưng không phải vậy. Hiệp hội Ung thư Singapore và công ty chăm sóc sức khỏe Abbott đã biên soạn 1 tập sách có chứa các mẹo ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư để họ vừa đủ dinh dưỡng vừa không bị giảm cân nặng, chán ăn hoặc buồn nôn.

Phó giáo sư Koo Wen Hsin từ Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore cho biết, việc ăn uống rất quan trọng vì cơ thể sẽ mất đi trọng lượng trong khi bị bệnh ung thư. Điều đó khiến cơ thể có xu hướng cảm thấy rất yếu và mệt mỏi. "Các bệnh nhân nên chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như cá, thịt và trứng" - Koo cho biết.

Dưới đây là 1 số lời khuyên để các bệnh nhân ung thư đối phó với các vấn đề liên quan đến ăn uống thường gặp phải:

1. Mất cảm giác ăn ngon miệng

Hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì ăn 3 bữa ăn lớn. Đồng thời nên ăn 1 bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, vì nó sẽ cung cấp thêm calo nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bệnh nhân trong bữa ăn sáng. Khi cảm thấy khó ăn, hãy uống các chất bổ sung dinh dưỡng vì chúng dễ tiêu thụ.

Bí quyết ăn uống cho bệnh nhân ung thư

2. Đầy hơi

Hãy uống đồ uống giữa các bữa ăn, chứ không phải trong bữa ăn. Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, vì chất béo ở lại trong dạ dày lâu hơn và làm cho người bệnh cảm thấy no. Các bệnh nhân ung thư cũng nên cắt giảm thực phẩm gây ra khí đường ruột, gây đầy hơi, chẳng hạn như đậu, bắp cải, súp lơ.

3. Thay đổi vị giác hoặc mùi

Các người bệnh nên dùng vài giọt chanh, mận chua hoặc vỏ cam để loại bỏ bất kỳ hương vị không mong muốn nào còn có ở trong miệng. Nếu đồ dùng kim loại gây ra vị đắng, hãy chuyển sang đồ nhựa hoặc sứ để thay thế.

4. Táo bón

Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày nhưng tránh đồ uống chứa cafein vì chúng có xu hướng gây mất nước trong cơ thể. Nếu muốn sử dụng thuốc nhuận tràng phải có lời khuyên của bác sĩ.

5. Tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, các bệnh nhân ung thư nên uống nhiều chất lỏng nhẹ trong suốt cả ngày để tránh mất nước. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu hoặc giàu chất xơ và chuyển sang các sản phẩm sữa không có lactose.

6. Khô miệng

Người bệnh nên uống chất lỏng thường xuyên hoặc ngậm viên đá. Tuy nhiên, tránh nước súc miệng có chứa cồn vì việc này sẽ làm tình trạng khô miệng nặng hơn. Ăn đồ hấp, hầm, hoặc những loại thực phẩm nhiều nước dễ nuốt.

7. Buồn nôn

Nếu gặp tình trạng này, người bệnh thay vì ăn 3 bữa ăn lớn trong 1 ngày, hãy chuyển sang nhiều bữa ăn nhỏ hơn. Đừng bỏ bữa vì dạ dày trống rỗng sẽ làm người bệnh buồn nôn hơn. Nếu buồn nôn vào buổi sáng, hãy ăn bánh mì khô hoặc bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường. Một lượng nhỏ thức ăn mặn hoặc chua có thể giúp giảm được tình trạng này.

8. Đau miệng hoặc cổ họng

Nếu bị đau miệng hoặc đau cổ họng, các bệnh nhận ung thư nên ăn thực phẩm nấu mềm và cắt thành miếng nhỏ. Không nên nấu chúng với các loại gia vị như bột ớt, đinh hương và hạt tiêu.

9. Giảm cân

Nên ăn các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày. Hãy lên lịch thời gian để ăn chứ không nhất thiết phải khi đói mới ăn. Đồng thời, người bệnh nên tìm cách tăng lượng calo và dinh dưỡng cho từng miếng thức ăn. Ví dụ, ăn bánh kèm thêm sữa đặc có đường và uống sữa đậu nành thay cho nước lọc.

 

 

Thụy Du - (Dịch theo AO)
(Theo Congluan)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Váy dài tay bay bổng mùa xuân

Đọc nhiều nhất