Dấu hiệu cảnh báo mất nước ở người già

Dấu hiệu cảnh báo mất nước ở người già

2015-06-01 12:18
- Thời tiết mùa hè nắng nóng có thể khiến chúng ta dễ bị mất nước, đặc biệt là với người lớn tuổi vì cơ chế báo khát của cơ thể người già kém hơn.
Mất nước thường được nhắc đến nhiều với đối tượng là trẻ em khi bị tiêu chảy, sốt… vì xảy ra nhanh hơn và khó kiểm soát. Ở người trưởng thành, mất nước dễ phát hiện và dễ khắc phục do cơ thể có phản ứng đòi hỏi bổ sung rõ ràng khi mất nước cấp tính vì bị bệnh hoặc ra nhiều mồ hôi khi tập luyện. Nhưng với người cao tuổi, do chủ quan nên nhiều khi dấu hiệu mất nước bị bỏ qua và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo TS. David R. Thomas, chuyên ngành Lão khoa, Viện nghiên cứu Saint Louis (thuộc đại học Saint Louis University Student Health, Hoa Kỳ), “mất nước ở người cao tuổi rất khó để tự họ nhận ra, bởi các dấu hiệu thường gây nhầm lẫn và khiến bệnh nhân không chú ý. Thường họ sẽ đi tìm nguyên do tại sao lại sốt, đau đầu hay tụt huyết áp và không mấy chú ý tới việc quan trọng họ đã uống đủ nước hay chưa”.
Mất nước ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân nhưng một phần nguyên nhân gây mất nước mạn tính là do mất cảm giác khát mà hầu hết người cao tuổi nào cũng gặp phải. Khi cao tuổi, vị giác kém, dạ dày lúc nào cũng thấy no nên họ không cảm thấy khát nước kéo theo không có nhu cầu uống nước và rất dễ bị mất nước. Chức năng thận giảm hoạt động nên lượng chất lỏng lọc qua thận cũng vì thế mà giảm theo. Bên cạnh đó sức đề kháng của người già cũng giảm, họ dễ mắc các bệnh cảm sốt, tiêu hóa, táo bón… những căn bệnh này càng làm lượng nước trong cơ thể tụt giảm một cách nhanh chóng.
Do không khát nên tình trạng thiếu nước sẽ tích lại mỗi ngày một ít và đến một mức độ nào đó thì thiếu nước sẽ thành nguyên nhân gây ra một số bệnh từ nhẹ đến nặng: chóng mặt, mệt mỏi, yếu sức, nhức đầu, khô miệng, ăn mất ngon, mờ mắt, nghe kém, hạ huyết áp, khó nuốt, khô da, nóng sốt, thở ngắn, tim đập nhanh, đi không vững, bứt rứt, phù nề, suy thận, mất trí, hôn mê và tử vong.
         Dấu hiệu cảnh báo mất nước ở người già
Cơ thể người già dễ bị mất nước hơn 
Dấu hiệu của mất nước
Mất nước ở người già không rõ ràng như ở đối tượng khác nhưng nếu có các dấu hiệu sau thì có thể họ đang thiếu nước:
- Lượng nước tiểu giảm:  Đây là dấu hiệu rõ rệt và dễ nhận biết nhất. Lượng nước tiểu không chỉ giảm đi mà còn gặp khó khăn hơn khi đi tiểu.
- Màu sắc nước tiểu thay đổi: Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt, nếu bị mất nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm hơn hoặc màu hổ phách.
- Khô da và niêm mạc: Khi mất nước, da và hệ bài tiết cũng sẽ lên tiếng với dấu hiệu khô miệng, da khô và xanh xao. Trong một vài trường hợp da sẽ mất đi tính đàn hồi, khi ấn lên da, vết lõm không căng trở lại, nặng hơn da sẽ xuất hiện những vết nứt thô ráp. Mắt trũng sâu, quầng da tối sẽ bao quanh mắt khiến thị lực giảm sút.
- Tự dưng buồn ngủ: Thay vì cảm giác mất ngủ thường gặp ở người cao tuổi, khi mất nước họ lại hay cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi kéo dài và gần như không có dấu hiệu cải thiện.
- Tâm tính bứt rứt: Người cao tuổi cũng dễ nổi cáu và nhầm lẫn nhiều thứ khi bị mất nước. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến bất tỉnh hoặc mê sảng, hôn mê và cuối cùng là tử vong. Còn tiến hành sơ khám thì sẽ thấy huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, chóng mặt, choáng, sốt…
Bổ sung nước cho cơ thể
Dù không thấy khát nước nhưng vẫn cần giữ thói quen uống nước hàng ngày và các thành viên trong gia đình phải nhắc thường xuyên. Lượng nước cần đảm bảo cho một người cao tuổi từ 1,5-2 lít, tùy vào cân nặng của từng người. Tránh những đồ uống có gas, nhiều đường, các loại nước hoa quả đóng hộp…
       Dấu hiệu cảnh báo mất nước ở người già
Người lớn tuổi nên duy trì thói quen dù không thấy khát nước vẫn cần uống nước hàng ngày
Người cao tuổi nên chọn loại nước có chứa thành phần khoáng vừa phải như nước suối. Nguyên nhân là khi mất nước, các chất điện giải trong cơ thể cũng mất theo (natri, kali) nên việc bổ sung những chất khoáng bằng nước suối rất hữu ích. Ngoài ra, các loại nước trà, nước lọc, nước trái cây tự làm (hạn chế sử dụng đường)… cũng rất tốt cho cơ thể.
Cách uống nước ở người cao tuổi
- Khi uống nước cần tập trung, không nên vừa uống nước vừa nói chuyện vì dễ bị sặc nước vào phổi gây nhiễm trùng hô hấp.
- Uống chậm, từ từ, từng ngụm nước nhỏ.
- Uống nước ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng để tránh bị sặc nước.
- Nên uống nước vào buổi sáng và buổi chiều. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, nhất là sau 8 giờ tối vì hệ thống lọc của thận đã suy giảm, dễ tiểu đêm, gây mất ngủ.
(Theo SKGĐ)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách tạo kiểu tóc tết đuôi cá dành cho nàng vụng về

Đọc nhiều nhất