Uống bia giải khát mùa hè, coi chừng bệnh tật ghé thăm
2016-05-09 16:16
- Không những ảnh hưởng tới tim mạch, uống nhiều bia còn tăng gánh nặng cho gan, thận và làm tổn hại các cơ quan khác.
Tin liên quan
Mùa hè đến, nhiều người chọn bia làm thức uống giải khát trong tiết trời nóng bức, nhất là các quý ông. Nhưng trong số đó, không phải ai cũng biết uống bia đúng cách để giữ cho mình sức khỏe.
Bia chỉ làm dịu cơn khát tạm thời
Người ta sẽ không khó để thấy sau giờ tan sở, các quán bia đông kín người vào những ngày hè nóng bức. Nhiều người có thói quen tạt ghé quán bia trước khi trở về nhà. Và anh Chí Thanh (Gia Lâm – Hà Nội) cũng vậy, mỗi chiều đi làm về anh đều hẹn bạn bè uống vài cốc bia giải khát. Anh chia sẻ: “Bia là thứ khoái khẩu của anh em chúng tôi, mùa hè không có bia thì chết mất!”.
Nhiều người cứ nghĩ, uống bia trong mùa hè sẽ làm giảm tiết mồ hôi, tránh mất nước cho cơ thể nhưng thực tế không phải như vậy. Bia có thể làm dịu cơn khát nhưng lại làm cho cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều.
Theo suy nghĩ của mọi người thì bia có tác dụng giúp cơ thể giảm nhiệt nhanh chóng. Nhưng thực tế thì bia khi đi vào cơ thể sẽ kích thích tiết hormone tuyến thượng thận, làm cho mạch máu mở rộng, nhịp tim bị đẩy nhanh hơn và làm cho quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó khiến cho cơ thể thúc đẩy sự bài tiết mạnh, gây mất độ ẩm cần thiết cho cơ thể.
Uống bia làm cho bệnh gút phát triển mạnh
Như anh Huy Hoàng (Ngã Tư Sở - Hà Nội) là nhân viên tín dụng của một ngân hàng lớn. Vì tính chất công việc, anh thường xuyên phải gặp khách hàng và không thể tránh khỏi những trận rượu bia đến tối mịt. Anh tâm sự: “Nhiều khi vì công việc tôi phải cố chứ không thích uống bia lắm”. Vì công việc, vì sự cả nể nên anh Hoàng đã mắc bệnh gút sau thời gian 5 năm tiếp khách bằng những buổi nhậu nhẹt, rượu bia.
Nhiều người có sở thích cứ uống bia là phải ăn kèm đồ nướng, thịt thà. Với họ như thế mới “hợp vị”, mặc dù đó là nguyên nhân của những bệnh nguy hiểm như gút, ung thư… Bia là loại thực phẩm chuyển hóa purine cao, là nguyên nhân làm cho những bệnh nhân gút bị nặng hơn.
Uống bia ăn kèm đồ nướng cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư. Đồ nướng sau khi phân hủy nhiệt tạo ra đột biến gen có thể gây bệnh ung thư.
Uống bia ảnh hưởng tiêu hóa, tim mạch
Bia thường uống lạnh mới ngon, chính vì thế nhiều người mắc bệnh viêm họng khi trời nóng uống nhiều bia lạnh. Nhiệt độ lạnh đột ngột làm cho họng của bạn sẽ dễ bị sưng, viêm…
Với bia tươi, nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 5 đến 10 độ, với nhiệt độ thấp như vậy không những làm ảnh hưởng đến mùi vị của bia mà còn làm cho protein bị biến đổi. Mặt khác, khi uống bia quá lạnh sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể bị giảm, từ đó dẫn đến việc lưu lượng máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa như đau bụng co thắt, tiêu chảy…
Nhiều người nghĩ, uống bia không hề có hại mà chỉ có lợi. Nhưng trên thực tế, nếu uống bia một cách vô tội vạ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Uống nhiều bia một lúc, uống trong thời gian dài thì lượng cồn trong máu sẽ bị tăng cao và sẽ làm ảnh hưởng tới sự hoạt động thông thường của tế bào, từ đó có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa, ảnh hưởng tới chức năng thông thường của tim mạch.
Không những ảnh hưởng tới tim mạch, uống nhiều bia còn tăng gánh nặng cho gan thận và làm hại các cơ quan khác. Uống nhiều bia còn có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận vì quy trình sản xuất bia có chứa axit oxalic, nucleotide đen, khi được đưa vào cơ thể sẽ làm tăng axit uric, làm tăng quá trình hình thành sỏi thận.
Vậy uống bia như thế nào để không có hại cho sức khỏe?
Bạn nên uống bia ở mức độ vừa phải, không coi bia là thức uống giải khát thường xuyên trong mùa hè. Bởi uống nhiều bia gây 1 gánh nặng lớn cho tim mạch, gan và thận của bạn. Hơn nữa, uống nhiều bia còn gây béo phì, "bụng bia" mất thẩm mỹ. Mỗi ngày chỉ nên uống 330 ml bia tương ứng 1 lon hay 1 chai là tốt nhất. Nếu không bạn cũng không được uống quá 2 lít bia mỗi ngày.
Uống bia không nên chọn “mồi” là đồ nướng. Nếu có chọn đồ nướng thì bạn nên bổ sung nhiều rau xanh để giảm tác dụng tiêu cực do đồ nướng gây ra.
Uống bia không được quá lạnh để tránh viêm họng. Nhưng không cũng nên uống bia ở nhiệt độ quá cao vì điều này sẽ làm mất đi hương vị thật của bia.
Người mắc bệnh béo phì thì không nên uống bia, đặc biệt là bia tươi.
Trong thời gian uống thuốc, bạn phải hạn chế dùng bia. Và tuyệt đối, bạn không được dùng bia để uống thuốc vì sẽ phần nào mất đi tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Hạnh Vân
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Mách bạn mẹo dùng bình nóng lạnh thả ga, mà không lo 'đau ví'