Tới ngày "đèn đỏ", chị em có cần tránh xa các loại thuốc như vẫn truyền tai bấy lâu nay?
Tin liên quan
Sau khi sinh con một năm, chị Nguyễn Tuyết Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) đi khám phụ khoa thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm nhiễm âm đạo, có tạp khuẩn và lộ tuyến. Chị Mai được bác sĩ cho thuốc về điều trị nhưng không đi khám lại theo lời bác sĩ dặn.
Gần đây, trong một lần đi khám sức khỏe của Công ty, chị Mai được bác sĩ phát hiện bị viêm lộ tuyến cổ tử cung rộng và cần phải đốt. Chị được bác sĩ cho thuốc về đặt và hẹn sạch kinh 3 ngày sẽ tới để thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, khi đang đặt thuốc, chị Mai bị hành kinh. Cho nên, bản thân chị Mai phân vân không biết có nên đặt thuốc tiếp hay dừng.
Không chỉ có chị Mai mà rất nhiều chị em bị viêm nhiễm phần phụ cũng tò mò có dừng đặt thuốc khi tới ngày “đèn đỏ” hay không.
Thời gian hành kinh nên dừng đặt thuốc âm đạo để tránh viêm nhiễm.
Bác sĩ sản khoa PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay khi chị em đang điều trị viêm nhiễm phần phụ dù còn thuốc kê của bác sĩ nhưng nếu tới thời gian hành kinh nên tạm dừng đặt thuốc và đợi khi sạch kinh nguyệt mới tiếp tục đặt. Liệu trình đặt thuốc sẽ kết thúc sẽ chấm dứt vào chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Đặt thuốc trong thời gian hành kinh không thể điều trị khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ vị viêm nhiễm. Thời gian hành kinh khiến màng nhầy tử cung xuất huyết, miệng tử cung mở, nếu đặt thuốc sẽ tạo đường mở để vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Môi trường có máu là môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, xâm lấn ngược dòng.
“Đặt thuốc điều trị trong thời gian hành kinh thì tác dụng của thuốc cũng không cao, dễ bị viêm nhiễm vì vậy nên dừng thuốc điều trị trong thời gian hành kinh”, bác sĩ Đức nói.
Đặt thuốc có gây rối loạn kinh nguyệt?
Trước những ý kiến cho rằng việc đặt thuốc điều trị viêm nhiễm phần phụ sẽ ảnh hưởng tới kinh nguyệt, chuyên gia sản khoa khẳng định đây là một lầm tưởng của các chị em phụ nữ truyền tai nhau. Thuốc điều trị viêm nhiễm phần phụ có các dụng diệt nấm, vi khuẩn giúp cân bằng lại môi trường bên trong âm đạo không ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Vì vậy chị em phụ nữ khi được chỉ định đặt thuốc nên yên tâm đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Số lượng kinh nguyệt ra nhiều hay ít là phụ thuốc vào sự thay đổi của estrogen, ảnh hưởng của chế độ ăn không hợp lý, do yếu tố tâm lý, áp lực, căng thẳng...
Theo PGS.TS Hoài Đức, trong thời gian hành kinh, hormone môn sinh dục thay đổi vì vậy không nên uống các loại thuốc bổ sung estrogen có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, tăng triệu chứng đau bụng kinh. Một số chị em dùng thuốc có chứa nội tiết tố để giảm triệu chứng đau bụng kinh nhưng số còn lại thì lại gây ra đau bụng dữ dội. Các loại thuốc có hàm lượng estrogen lớn như thuốc tránh thai (thuốc tránh thai đơn thuần), thuốc kích thích tình dục dùng không theo đúng chỉ định sẽ gây ra tình trạng đau bụng và rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu, trong thời gian hành kinh, chị em nên lưu ý không nên dùng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc chống đông máu. Thuốc nhuận tràng sẽ làm cho tăng nhu động ruột, dạ dày co bóp mạnh có thể làm cho lượng máu kinh ra ngoài nhiều hơn (đặc biệt thuốc nhuận tràng có tính tẩy), còn dùng thuốc chống đông máu trong thời gian kinh nguyệt sẽ làm máu kinh ra nhiều hơn bình thường, mất máu nhiều và mệt mỏi.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất