Thói quen sai lầm 90% người thường làm ngày nghỉ nhưng lại vô cùng có hại cho sức khỏe, cơ thể 'gào thét'

Thói quen sai lầm 90% người thường làm ngày nghỉ nhưng lại vô cùng có hại cho sức khỏe, cơ thể 'gào thét'

Thu Hà 2017-09-03 11:00
- Không ít người biến cả dịp nghỉ lễ thành thời gian “ngủ bù”. Thức xuyên đêm, ngủ đến nửa ngày mới dậy nhưng tác hại nhiều hơn tưởng tượng.

Nhập viện vì mải làm “cú đêm”

Bạn bè đặt cho Phương Anh (22 tuổi, Hà Nội) biệt danh “cú đêm” vì cô thường đi ngủ vào lúc...3 giờ sáng. Bố mẹ bận rộn, cho nên cô cũng được tự do chọn lựa giờ giấc sinh hoạt.

Ăn cơm tối xong, cô gái trẻ thường nghe nhạc hay xem phim rồi mới bắt đầu đi tắm. Tắm xong, cô gái trẻ lại tiếp tục ngồi lướt net, tán gẫu cùng bạn bè đến 2-3h sáng.

“Cú đêm” biến nghỉ lễ thành dịp ngủ bù nửa ngày mới dậy

Ngủ bù ban ngày, cày ban đêm là thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh minh họa. 

Có lúc, Phương Anh ngủ quên lúc nào không biết, máy tính cứ thế chạy đến sáng. Thức khuya nên Phương Anh thường thường phải dậy đi làm trong trạng thái mệt mỏi.

Vì thế, những dịp nghỉ lễ dài ngày luôn là thời gian tuyệt vời để cô nàng có thể yên tâm…"ngủ nướng" cả ngày.

“Bữa sáng hầu như bị bỏ qua. Ăn sáng trở thành ăn trưa luôn cho tiện!”, Phương Anh cho biết. Phương Anh từng phải nhập viện vì lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, choáng váng đầu óc dù chẳng phải lao động nặng, bố mẹ luôn luôn tẩm bổ cho cô đồ ăn thức uống.

Xét nghiệm máu cho thấy, cô bị “suy dinh dưỡng”, thiếu chất. Yêu cầu đầu tiên của bác sỹ là Phương Anh phải điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, ăn uống. Trong đó chú ý tập đi ngủ sớm vào lúc 10h với cô là một cực hình.

Rất nhiều người trẻ ở thành thị đang có lối sinh hoạt vô giờ giấc như Phương Anh. Càng dịp nghỉ lễ, thói sinh hoạt vô giờ giấc lại càng được “phát huy” hết công suất.

“Hại não” nếu không ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Theo bác sỹ Yên Lâm Phúc, Học viện Quân Y 103, chứng thức khuya rất có tác hại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

“Thức khuya sẽ gây mệt mỏi cho hệ thần kinh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì trẻ thường thức theo người lớn. Thiếu ngủ khiến hệ thần kinh luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, cho dù có ngủ bù ban ngày. Vì giấc ngủ ban ngày không có tác dụng phục hồi tốt như giấc ngủ đêm”, bác sĩ Yên Lâm Phúc cảnh báo.

Thức dậy quá muộn vào ngày nghỉ khiến bạn mệt mỏi, cơ thể không được ăn sáng đầy đủ nên thiếu năng lượng. Từ hai yếu tố này khiến cơ thể mệt mỏi hơn ngày thường.

Một tác hại nữa khi cố tình thức khuya, cơ thể thay vì tiết hormon gây buồn ngủ sẽ tiết ra hormon gây thức tỉnh để có thể thức lâu hơn. Kéo theo đó là phản ứng kích thích hệ thần kinh, làm thay đổi tính tình dễ cáu gắt, nổi nóng.

Thức khuya kéo dài còn làm giảm nồng độ kháng thể miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ bị mắc bệnh hô hấp, nhiễm khuẩn...

“Cú đêm” biến nghỉ lễ thành dịp ngủ bù nửa ngày mới dậy

Gia đình có trẻ nhỏ cần đi ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa. 

Do trẻ em thường thức khuya theo người lớn cho nên, trẻ cũng sẽ phải hứng chịu hệ lụy nguy hiểm khác.  “Ở trẻ gái, thức khuya kéo dài còn gây ra sự thay đổi nội tiết tố, gây ra một trong hai tình trạng dậy thì sớm hoặc chậm dậy thì tùy theo tình hình sức khỏe sinh sản, nội tiết của trẻ. Do thay đổi nồng độ hormon gây ngủ là melatonin, điều đó kéo theo gây ra sự thay đổi nồng độ của hai homron sinh dục của tuyến yên là FSH và LH. Sự thay đổi này gây ra rối loạn tuổi dậy thì của các bé nếu thời gian thức khuya quá dài, từ ngày này sang ngày khác”, bác sĩ Yên Lâm Phúc phân tích.

Bác sĩ Phúc tư vấn “Tốt nhất hãy phân chia, sắp xếp công việc hợp lý để có thể đi ngủ sớm vào lúc 21h đêm. Đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Ngày nghỉ vẫn nên sinh hoạt điều độ, đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, sáng vẫn cần ăn sáng không được bỏ bữa".

 

Khuyến cáo thời lượng ngủ cần thiết:

Trẻ sơ sinh: ngủ 16 – 18 tiếng/ ngày

Trẻ 1 tuổi: 14 – 16 tiếng/ ngày

Trẻ ngoài 3 tuổi: 10 – 14 tiếng/ ngày

Từ 5 – 15 tuổi: 8 – 10 tiếng/ ngày

Từ 15 tuổi trở lên, thời lượng ngủ: 7 – 8 tiếng/ ngày.

 

Thu Hà 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Học nữ chính "Hạ cánh nơi anh" loại bỏ vai u thịt bắp với 5 bài tập đơn giản

Đọc nhiều nhất