Táo đỏ quen thuộc với nhiều người nhưng khi ăn phải chú ý điều quan trọng sau đây

Táo đỏ quen thuộc với nhiều người nhưng khi ăn phải chú ý điều quan trọng sau đây

Thiên Khuê 2019-04-10 13:36
- Táo tàu (còn gọi là táo đỏ) là nguyên liệu nấu ăn lẫn dược liệu quen thuộc trong cuộc sống của con người. Vậy quan niệm người bị thiếu máu nên ăn nhiều táo tàu có đúng không?

Táo tàu bổ máu, vậy người thiếu máu ăn nhiều táo tàu sẽ khỏi?

Theo bác sĩ Trịnh Diễm Hoa, phó chủ nhiệm khoa đông y thuộc trường đại học Y khoa Quảng Châu (Trung Quôc, táo tàu quả thật có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó tác dụng bổ máu, dưỡng nhan là được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu như nói người bị thiếu máu chỉ cần ăn nhiều táo tàu là trị khỏi bệnh thì không khoa học.

Trong sách đông y từ xưa đã có viết: Táo tàu vị ngọt, tính ôn hòa, bổ tỳ vị, ích khí, bổ huyết, vừa là một vị thuốc đông y cũng vừa là một nguyên liệu chế biến món ăn. Thậm chí nhiều người trong quá trình thực hiện dưỡng sinh còn sử dụng táo tàu như một món ăn vặt bổ dưỡng.

Có phải ăn táo tàu sẽ trị được chứng thiếu máu?

Căn cứ vào quá trình gia công khác nhau thì táo tàu thường có hai loại, một loại màu đỏ và một loại màu đen nhưng về công hiệu thì không khác biệt lớn. Trong quan niệm và hiểu biết của đại đa số người thì táo tàu có ích trong việc làm đẹp, dưỡng nhan sắc, bổ máu v.v… Vì vậy, người bị chứng thiếu máu có thể cân nhắc bổ sung thêm táo tàu trong thực đơn.

Tuy vậy, nếu hoàn toàn chỉ dựa vào việc ăn táo tàu thì không thể trị khỏi chứng thiếu máu. Đây là vấn đề cần được phân biệt rõ để tránh làm bệnh tình nặng thêm. Ăn táo tàu chỉ là một phương pháp nhỏ để hỗ trợ khí huyết mà thôi, nó vốn không có tác dụng chữa bệnh.

Táo tàu nhiều công hiệu tuyệt vời nhưng vẫn có nguyên tắc khi ăn

Không phải ai cũng ăn được táo tàu tươi

Có phải ăn táo tàu sẽ trị được chứng thiếu máu?

Thông thường, táo tàu sẽ được nấu chín hoặc qua chế biến bằng một phương thức nào đó để sử dụng trong ăn uống. Nhưng cũng có một số người lại thích ăn lúc còn tươi, nếu bạn thuộc nhóm người có vấn đề về tiêu hóa hoặc thể chất vốn ăn củ quả tươi là sẽ bị đau bụng, tiêu chảy thì tốt nhất nên nấu chín táo tàu.

Bổ nhưng không nên ăn nhiều

Táo tàu có vị ngọt, dễ ăn và cũng nhiều công hiệu nên không ít người rất thích nguyên liệu này. Tuy nhiên, khi bạn lạm dụng ăn quá nhiều táo tàu sẽ dễ gây ra các chứng viêm, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức, kéo theo tình trạng chướng khí v.v… Đặc biệt, người béo phì, táo bón, nổi mụn và tiểu được không nên ăn nhiều táo tàu trong thời gian dài.

Không ăn táo tàu khi bụng rỗng

Có phải ăn táo tàu sẽ trị được chứng thiếu máu?

Vỏ quả táo tàu dù đã nấu chín vẫn có độ cứng nhất định nên khó tiêu hóa. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên ăn táo tàu khi bụng đói. Đồng thời, người già và trẻ nhỏ cần nhai kỹ, nuốt chậm khi ăn.

Cẩn thận vấn đề răng miệng

Hàm lượng đường trong quả táo tàu tương đối cao, nếu ăn nhiều và không uống nước hay vệ sinh răng miệng kịp thời có thể gây sâu răng.

Món canh gà nấu táo tàu, cẩu kỷ tử rất thích hợp để bồi bổ khí huyết

Nguyên liệu

Táo tàu (đỏ hay đen đều được) 3 đến 5 quả, cẩu kỷ tử một nắm nhỏ, gà mái 1 con, gừng tươi, rượu trắng, muối, gia vị, tiêu xay nhuyễn.

Có phải ăn táo tàu sẽ trị được chứng thiếu máu?

Cách làm

Gà làm sạch, táo tàu và cẩu kỷ tử sau khi rửa sạch thì “dồn” vào trong bụng con gà. Chuẩn bị nồi nước có pha ít rượu trắng và bỏ vài lát gừng tươi vào nấu cho đến khi gà chín mềm. Cuối cùng nêm muối, gia vị và rắc tiêu là dùng được.

Công dụng

Món canh này phù hợp với người có khẩu vị kém, thường chóng mặt, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống. Đặc biệt nó rất tốt cho phụ nữ bị suy nhược sau thời gian kinh nguyệt hoặc người bị thiếu máu.

Thiên Khuê

Nguồn: People, Kknews

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách tắt trạng thái vừa mới truy cập trên Zalo cực đơn giản

Đọc nhiều nhất