Sự thật về loại thuốc và phương pháp điều trị cam kết khỏi bệnh trĩ 100% không tái phát

Sự thật về loại thuốc và phương pháp điều trị cam kết khỏi bệnh trĩ 100% không tái phát

2018-05-05 06:45
- Không nghe theo y hoc hiện đại, nhiều người bị trĩ lại chọn phương pháp chữa bằng thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến hậu quả khủng khiếp.

Cam kết “chữa khỏi trĩ 100% không tái phát” hay “100% khỏi trĩ, không khỏi trả lại tiền”… là một trong số ít những lời quảng cáo “có cánh” về các loại thuốc điều trị bệnh trĩ được gắn mác thuốc nam. Những dòng quảng cáo điều trị và cam kết khỏi bệnh trĩ có ở khắp nơi, dán tràn lan trên các tuyến phố, trên mạng Internet…

Theo tìm hiểu của phóng viên trên mạng xã hội các loại thuốc gắn mắc thuốc nam điều trị bệnh trĩ được quảng cáo tran lan. Để thu hút người điều trị, những cảnh báo về căn bệnh trĩ được đưa ra rất đáng sợ như: biến chứng ung thư, hỏng hậu môn… Ngoài ra, các lời quảng cáo còn cam kết chữa khỏi hoàn toàn tất cả các loại trĩ nội, trĩ ngoại 100% không tát phát. Đặc biệt, phương pháp chữa trĩ bằng thuốc nam còn được quảng cáo không gây đau đớn và tác dụng phụ như các phương pháp của y học hiện đại.

Sự thật về những bài thuốc cam kết trị khỏi 100% không tái phát trĩ

Cẩn trọng khi dùng thuốc lá điều trị bệnh trĩ, ảnh minh họa.

Theo TS.BS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, hiện nay trên thế giới chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh trĩ. Cho nên, việc nói điều trị trĩ 100% không tái phát chỉ là lừa đảo. Tất cả các nhà khoa học giỏi nhất về hậu môn đều không dám cam kết sau khi điều trị trĩ sẽ không việc tái phát. Việc tát phát bệnh trĩ có liên quan tới rất nhiều nguyên nhân trong đó có thể liên quan tới chế độ ăn, công việc, sinh hoạt... Người đã từng điều trị bệnh trĩ khỏi nếu táo bón rất dễ tái phát.

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, TS. Nhâm đã từng gặp rất nhiều bệnh nhân dùng thuốc không có nguồn gốc điều trị bệnh trĩ tại nhà đã gặp phải biến chứng. Có bệnh nhân đến viện trong tình trạng bị loét vùng hậu môn, cơ tròn của bệnh nhân đã bị mất toàn bộ khiến cho bệnh nhân đi đại tiện không tự chủ. Đối với bệnh nhân này chỉ còn cách khắc phục làm hậu môn giả.

TS. Nhâm khuyến cáo, khi đi ngoài ra máu hay có những bất thường về đường tiêu hóa cần phải đi khám để bác sĩ xác định có phải bệnh trĩ hay u ác tính. Nếu người bệnh mắc bệnh trĩ sẽ được bác sĩ khám để biết bệnh nhân thuộc trĩ nội hay trĩ ngoại để tư vấn điều trị đúng cách khong tùy tiện điều trị tại nhà.

Trĩ ngoại không thể chữa khỏi?

Trong dân gian có một số mẹo giúp co búi trĩ đối với trĩ nội nhưng cần phải có tư vấn của bác sĩ Đông y theo dõi và kiểm tra. Người tiêu dùng cần phải tỉnh táo để không bị tiền mất tật mang.

Trĩ nội chỉ phẫu thuật khi đã bị nặng búi trĩ sa nhiều ra ngoài, búi trĩ nhiều, túi to, búi đau, búi bị nhồi máu hoặc tụ máu, búi trĩ chảy máu khi đã điều trị các phương pháp bảo tồn hoặc thủ thuật thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định mổ.

"Đối với trĩ ngoại, không loại thuốc nào có thể điều trị khỏi. Với những bệnh nhân trĩ ngoại, bắt buộc phải mổ cắt bỏ bũi trĩ dùng các loại bôi bên ngoài không có tác dụng co hết được trĩ ngoại”, TS. Nhâm nói.

Bệnh trĩ thường hay gặp vào khoảng từ tuổi 30 đến 70, trẻ em dưới 15 tuổi ít bị trĩ. Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nên chưa có các phòng chính thức. Cần lưu ý tới một số nguyên nhân thuận lợi giúp sinh ra bệnh trĩ như: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ), táo bón kéo dài, bệnh lý viêm đại tràng, đái đường, tình trạng sinh đẻ… Ngoài ra một số thói quen sinh hoạt có thể gây ra bệnh trĩ như ngồi lâu ít vận động, người làm công việc ngồi một chỗ. Để phòng bệnh trĩ cần cố gắng hạ chế các nguyên nhân kể trên gây ra bệnh.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


'Phù phép' chân to như củ cải thành thon dài như siêu mẫu với 5 bài tập đơn giản, tập ngay tại nhà

Đọc nhiều nhất