Sắp đón rét đậm, rét hại và đây là những NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG để 'nói không' với cảm cúm, bệnh tật trong trời giá lạnh
Tin liên quan
Mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày
Trước tiên, hãy bắt đầu với việc giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì chỉ mặc một lớp áo dày. Bởi đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất giúp chống chọi cái lạnh của thời tiết cũng như các cơn gió lạnh không thể luồn vào cơ thể bạn. Thêm nữa, mặc nhiều lớp quần áo mỏng còn có tác dụng giảm bớt sự mất nhiệt, ngăn chặn mồ hôi tiết ra. Bởi nếu không lau kịp mồ hôi thì mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại, gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Tăng cường các thực phẩm ấm nóng
Bạn có biết rằng, thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Do đó, muốn giữ ấm cơ thể tốt nhất thì bạn nên ăn đủ bữa và nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Đặc biệt, một số món ăn từ các loại gia vị như gừng, tỏi... cũng giúp giữ ấm cơ thể rất tốt. Các món ăn nên ăn khi còn nóng, vừa giúp làm ấm cơ thể hơn, vừa giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, uống đủ nước cũng rất quan trọng, bởi cơ thể bạn sẽ chịu lạnh tốt hơn khi được cung cấp đủ thức ăn và nước uống.
Đối với trẻ em:
Cho trẻ vui chơi nơi kín gió. Chú ý môi trường thông thoáng đề phòng vi rút gây bệnh hô hấp phát tác.
Cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên, nhất là ban đêm nếu cần đắp thêm chăn cho trẻ, nhưng không nên quấn quá chặt khiến trẻ khó thở.
Hàng ngày nên mát-xa nhẹ nhàng để giữ cơ thể bé luôn ấm áp.
Giữ ấm cơ thể (mặc ấm, đi găng, tất đầy đủ, đội mũ trùm tai để trẻ không lạnh), đặc biệt là bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu... nhất là khi chở trẻ ngoài đường.
Cho trẻ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Không nên cho trẻ ra ngoài chơi khi nền nhiệt ngoài trời dưới 15 độ C, có gió, mưa ẩm hay buốt giá. Khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn, có thể cho trẻ chơi ngoài trời nhưng chỉ chơi khoảng 9-10 giờ sáng hoặc 14-15 giờ chiều vì lúc độ nhiệt độ thường cao nhất trong ngày và không quá lạnh. Cha mẹ chú ý (hoặc dạy trẻ) chơi đùa mà toát mồ hôi cần cởi áo, hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi, kẻo mố hôi mà gặp gió lạnh sẽ rất dễ bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi... Nếu trẻ có biểu hiện ốm, sốt, mệt mỏi... thì không nên cho ra ngoài trời chơi.
Đối với người già:
Để đề phòng đột quỵ, người già và những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) cần chú ý:
Kiểm soát huyết áp của mình, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ.
Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, đội mũ, đi tất chân, tất tay đầy đủ...
Để phòng bệnh tăng huyết áp, người già nên ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp đủ năng lượng; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, bột dinh dưỡng; ăn nhiều rau quả tươi; uống các vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C và uống đủ nước.
Tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Đặc biệt, người có tuổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.
Nên tránh ra ngoài trời lạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm (ví dụ như đi thể dục) bởi nhiệt độ quá thấp có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn đến suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh khiến cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước... gây méo miệng, lệch mặt.
PV (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất