Nước gạo và rau diếp cá kết hợp cùng nhau để trị ho có 'thần thánh' như các mẹ đang tin lấy tin để?
Tin liên quan
Rau diếp cá rất tốt nhưng không kết hợp với nước vo gạo.
Thời gian gần đây, các mẹ thường chia sẻ trên các trang mạng xã hội về mẹo chữa ho cho trẻ bằng cách dùng hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá.
Theo các bà mẹ, rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không chịu uống, muốn giảm vị tanh của rau diếp cá nên đun sôi trước.
Với công thức này, chỉ cần một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần, sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Ngoài tác dụng trị ho, rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.
Bác sĩ Vũ Vân Anh (Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội) cho hay trẻ em rất hay bị ho. Những trẻ bị ho do thời tiết, ho nhẹ, các mẹ có thể cho trẻ uống nước rau diếp cá. Bởi rau diếp cá là một loại thảo dược có vị chua cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, sát trùng, thoát mủ, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa, chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, táo bón, kiết lỵ,…
Phụ huynh có thể giã nhuyễn loại rau này lấy nước cho trẻ uống. Tuy nhiên rau diếp cá kết hợp nước vo gạo là không nên. Bởi chưa có cơ sở khoa nào chứng minh nước vo gạo kết hợp rau diếp cá lại có tác dụng trị ho tốt.
Đặc trưng của rau diếp cá có tính mát, thải độc, tiêu đờm, nên khi cho trẻ dùng có thể có hiện tượng đi ngoài lỏng, có mùi tanh hôi. Trong trường hợp này, không cần lo lắng. Bởi, sau vài ngày trẻ sẽ đi ngoài bình thường trở lại.
Thực tế cho thấy có nhiều mẹ thấy con ho, sốt là dùng kháng sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng.
Cần làm những điều tránh trẻ bị ho thời tiết lạnh
Để phòng ho cho trẻ, những gia đình có trẻ nhỏ nên cho bé mặc ấm khi đi ra ngoài đường. Mặt khác, cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống bệnh tật bằng cách ăn uống tốt, giữ phòng ở sạch sẽ, cải tạo môi trường thường xuyên...
Còn nếu trẻ ho, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ ho tái đi tái lại, có biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đi khám, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Với kiểu thời tiết lạnh và hanh, nếu trẻ nhỏ có dính mồ hôi nên cởi bỏ áo ấm, mặc áo thu đông mỏng để trẻ không bị ra mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể gây bệnh. Bố mẹ cần hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết mưa lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần tránh gió thổi trực tiếp vào người sẽ gây hại cho trẻ.
Vào mùa đông, không nên tắm cho trẻ nhỏ quá 10 phút và không cần thiết ngày nào cũng phải tắm. Một tuần có thể tắm 2 - 3 lần, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo trẻ được lau rửa và thay quần áo sạch sẽ hàng ngày.
Phúc Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất