Nỗi khổ tâm đằng sau lo toan thường nhật của người mẹ có con bị tăng động, chậm phát triển trí tuệ
Tin liên quan
Mọi kỳ vọng bị sụp đổ
Bố làm xe ôm, mẹ bán hàng, thu nhập bấp bệnh nên chị Th. (Hà Nội) phải chấp nhận để con là D. (13 tuổi) ở nhà nhằm đảm bảo an toàn.
Lúc hơn 3 tuổi, D. không thể đi được như bạn bè cùng trang lứa. Gia đình chị Th. đưa con tới bệnh viện Nhi khám, bác sĩ chẩn đoán D. bị chậm vận động. Sau khi điều trị 2 tuần, D. bắt đầu biết bò rồi biết đi.
Lúc này D. cũng bắt đầu tập nói nhưng nói ngọng và khó nghe. Cũng trong thời gian này, D. thường có những biểu hiện nổi cáu khi mọi người làm không đúng ý. Khi D. muốn gì mà không được đáp ứng thường đập phá đồ đạc. Chị Th. tiếp tục đưa con đi khám và phát hiện bé bị chậm phát triển trí tuệ, có dấu hiệu tăng động.
“D. là con gái đầu cho nên mọi kỳ vọng của gia đình đều đặt lên cháu. Khi biết con bị bệnh, tôi gần như gục ngã. Vào thời điểm đó, kinh tế gia đình khó khăn cho nên tôi chấp nhận nhờ người thân trông giúp”, chị Th. nói.
Bé D.xinh xắn nhưng mắc chứng chậm phát triển, tiếp thu kém.
Dù biết con không được như trẻ bình thường nhưng điều kiện kinh tế không cho phép để chị Th. cho con theo học tại lớp đặc biệt. Lúc 6 tuổi, bé D. vào lớp 1 tại một trường công.
Do trí tuệ chậm phát triển cho nên D. không thể theo học được như các bạn. D. không hiểu và viết được những từ dài, cũng không phân biệt được dấu huyền và sắc, học trước quên sau…
“Tôi biết không phải con lười học mà trí tuệ con chỉ được vậy. Khi con không làm được bài, bị bạn bè trêu chọc nên thường nổi nóng và hayxông vào đánh bạn. Cho nên, trong suốt thời gian con học cấp 1, tôi luôn bị cô giáo chủ nhiệm và hiệu trưởng gọi lên gặp mặt phụ huynh", chị Th. nói.
Chị Th.chia sẻ, D. rất thích học nhưng bé không thể tiếp thu được nhanh. Khi chị Th. dạy kèm, phải nói những điều đơn giản, bé mới hiểu được.
Chấp nhận cho con ở trong nhà cả ngày
D. dậy thì rất sớm, từ khi lớp 3 bé đã có kinh nguyệt. Mỗi khi bé đến tháng, chị Th. lại phải nghỉ bán hàng để chạy về trường thay băng cho con. D. mới học hết cấp 1 nhưng khá thơ ngây nên chị Th. hết sức lo lắng.
“Tôi sợ không thể theo sát được con, hàng ngày bé đi học nhưng không tiếp thu được nhiều, nhỡ may có chuyện gì bất trắc xảy ra với con thì không hay nên tôi chấp nhận cho bé nghỉ học ở nhà”, chị Th.tâm sự.
Nói về việc để con ở nhà, chị Th. cho hay, việc để con ở nhà không đành lòng. Tuy nhiên, nếu để con đi học mà không tiếp thu được gì có thể khiến con mệt mỏi. Điều kiện kinh tế gia đình không cho phép để D. có thể theo học một trường dành riêng cho trẻ đặc biệt trong thời gian dài. Cho nên, ngày ngày bé vẫn ở nhà mà không đi học như chúng bạn.
Trước khi đi làm, chị Th. luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn, cơm nước cho con. Không yên tâm, chị Th. còn nhờ tới hàng xóm thỉnh thoảng để mắt dùm đề phòng bất trắc.
“Tôi biết không thể làm như vậy với con cả đời được. Giai đoạn gần đây, tôi cho con làm một số việc nhà đơn giản. Tôi cũng bắt đầu dạy con về giới tính, đơn giản là không cho con trai đụng vào cơ thể", chị Th. chia sẻ.
Mong muốn duy nhất của chị Th. là nhà nước sẽ có một ngôi trường dành riêng cho những trẻ em đặc biệt. Hiện nay, hầu hết những ngôi trường dành cho trẻ em đặc biệt là trường tư, học phí đắt đỏ. Với những gia đình điều kiện kinh tế không cho phép như nhà chi Th. sẽ không thể theo được suốt nhiều năm.
“May mắn cho gia đình là thông qua một chương trình tình nguyện, chúng tôi đã gặp được cháu Nguyệt. Hàng tuần, cháu Nguyệt đến dạy cho con tôi 3 buổi, không lấy tiền. Khi tôi tâm sự em gái của D. chuẩn bị vào cấp 2 cần có giáo viên dạy kèm nhưng kinh tế gia đình không có, cháu Nguyệt đã đồng ý dạy học không công cho em của D., chị Th. xúc động nói.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất