Nhiều người đang nghĩ trẻ sốt cao bị hôn mê cần hà hơi thổi ngạt, đây mới là sư thật mà các ông bố bà mẹ nên biết
Tin liên quan
Trẻ sốt cao không thể rơi vào hôn mê
Mới đây, tài khoản Facebook N.K.H có chia sẻ một đoạn cilp sơ cứu con trai trong lúc nguy kịch. Do sốt quá cao nên bé chuyển sang co giật hôn mê và ngừng thở. Khi bé bắt đầu rơi vào hôn mê, người bố vừa về đã kịp thực hiện sơ cứu. Sau khi được hà hơi và ép ngực, bé ọc đờm cùng nước bên trong ra và tỉnh lại.
“Lúc về tới cửa hàng thì thấy mẹ đang vỗ liên tiếp vào mặt cháu vì cháu có dấu hiệu hôn mê, mình vội chạy lên, thấy mắt cháu bắt đầu trợn lên và có dấu hiệu hôn mê, ngừng thở.
Khi đó mình vội hà hơi thổi ngạt cho con, tới khi không thấy bé tỉnh mà chuyển sang tím tái thì mình đặt bé xuống đất để ép ngực và thổi hơi mạnh hơn cho bé”, anh N.K.H chia sẻ.
Ths. BS Lê Ngọc Duy, Phó khó cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay trẻ sốt cao sẽ có tỷ lệ xảy ra co giật nhất định. Khi trẻ co giật sẽ có kèm theo các hiện tượng nôn ói, bọt mép sùi, mắt trắng do đồng tử lộn lên trên. Co giật do sốt cao của trẻ thường không kéo dài.
“Sốt cao không thể kiến trẻ bị rơi vào hôn mê. Co giật khi sốt cao sẽ phụ thuộc vào thể trạng của trẻ nhỏ, có những trẻ sốt 38,5 độ đã có giật nhưng có trường hợp trẻ sốt 40 độ vẫn chưa hề bị co giật”, bác sĩ Duy khẳng định.
Hình ảnh bố hà hơi thổi ngạt cho con xư lý khi bị sốt cao, ảnh cắt từ cilp.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khi trẻ sốt 38,5 độ được cho là sốt cao. Trẻ sốt cao có thể gây ra co giật, mặt mũi tím tái, bất tỉnh khiến cho người nhà hoảng loạn.
“Ngay cả khi trẻ sốt cao, co giật phải làm thủ thuật heimlich để giải phóng đường thở cho trẻ. Còn dùng cách hà hổi ngạt khi trẻ bị sốt cao, co giật không hề đúng. Ông bố trong tình huống trên có thể đã ăn may. Trẻ sốt cao bị co giật có thể bị ngưng thở một vài giây sau đó sẽ tự thở được bình thường. Hà hơi thổi ngạt chỉ áp dụng khi trẻ bị đuối nước, điện giật”, PGS. TS Dũng nói.
PGS.TS Dũng cho hay, khi trẻ bị sốt cao và co giật cần phải bình tĩnh. Nếu đang bế thì nhanh chóng để trẻ nằm xuống đất, để trong tư thế nằm nghiêng giúp đờm dãi của trẻ chảy ra ngoài. Vì nguy cơ có thể đờm, dãi rơi vào phổi có thể gây sặc, tắc thở. Trẻ đang mặc quần áo thì nới lỏng quần áo cho trẻ.
Khi trẻ đang co giật tuyệt đối không vây xung quanh khiến không có oxy để thở, không giữ chân tay, lay người, bóp chân bóp tay để tránh gây ra chấn thương cho trẻ. Tuyệt đối không cố nhét bất cứ vật dụng, ngón tay vào miệng khi trẻ đang co giật có thể gây ngạt cho trẻ. Sau cơn co giật nên nhét khăn vải vào miệng trẻ để dự phòng cơn giật sau.
“Khi trẻ hết co giật, cha mẹ nên bình tĩnh cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ uống được. Trong trường hợp trẻ không uống được có thể đặt thuốc vào hậu môn, sau đó nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất”, PGS.TS Dũng nói.
Sốt cao co giật có nguy hại cho não?
PGS.TS Dũng cho biết thêm: “Co giật do sốt cao hiện nay được cho là co giật lành tính. Trẻ có thể co giật khoảng từ 5-10 giây, có trẻ vài chục giây. Sau khi trẻ co giật thường khóc to, lờ đờ hoặc ngủ. Trước kia, khi trẻ sốt cao co giật thường được đi làm điện não đồ, xét nghiệm… nhưng hiện nay qua theo dõi lâu dài trẻ bị sốt cao không ảnh hưởng tới não, trừ trường hợp chẩn đoán nhầm sốt do viêm não, viêm màng não”.
Sốt là một phản ứng tốt của cơ thể khi không may bị các bệnh nhiễm trùng. Nếu trẻ sốt không ảnh hưởng sinh hoạt, không làm bé mệt, khó chịu, chán ăn, không cần chữa sốt. Trường hợp trẻ sốt cao có bứt rứt, khó chịu, khô miệng phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi trẻ bị sốt cao, co giật sẽ nguy hiểm nếu dị vật rơi vào đường thờ (đờm, rãi…) sẽ có dấu hiệu ngất lịm, ngừng thở.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất