Ngộ độc hải sản: Đừng để phải hối hận vì chủ quan
2016-06-11 06:39
- Hải sản là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng nhóm thực phẩm ấy lại nằm trong danh sách dễ gây ngộ độc mà bạn cần hết sức lưu ý.
Tin liên quan
Ngộ độc, dị ứng hải sản - chuyện không hiếm gặp
Dị ứng, ngộ độc khi ăn hải sản là một tình trạng khá thường gặp, tuy nhiên không phải người nào cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó, dẫn đến tâm lý chủ quan. Có nhiều trường hợp bị dị ứng tôm cua đồng nhưng lại nghĩ có thể ăn được tôm cua biển mà không sao. Chị Thanh Vân (Mễ Trì – Hà Nội) là một trường hợp như vậy. Chị chia sẻ: “Tôi bị dị ứng tôm cua đồng nên chẳng khi nào dám động tới những món đó. Thế nhưng đợt đi biển vừa rồi, tôi lại thử xem mình có ăn được tôm, cua biển không và kết quả là đã bị 1 trận dị ứng thê thảm”.
Vì chủ quan nghĩ cơ thể mình dung nạp được hải sản nên chị Vân đã ăn hải sản một cách ngon miệng mà không nghĩ sẽ bị dị ứng. Chị kể vừa ăn tôm biển buổi tối thì đến khoảng 10h đêm đã đau bụng quằn quại, rồi đi ngoài, dị ứng nổi ban khắp người… May mà sau khi nôn hết mọi thứ trong bụng ra chị đã thấy ổn hơn. Còn những nốt ban thì ngày hôm sau mới lặn được. Vậy là 4 ngày còn lại của chuyến nghỉ mát chị tuyệt nhiên không dám động vào mấy thứ đồ hải sản đó nữa.
Ảnh minh họa
Người bệnh khi bị dị ứng hải sản sẽ có biểu hiện khó chịu trong người như nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, sưng mắt, sổ mũi, hắt xì liên tục… đó là những trường hợp nhẹ. Những trường hợp bị phản ứng nặng hơn sẽ làm cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen gây khó thở. Một số trường hợp lại bị đi ngoài, nôn mửa, mệt mỏi, bơ phờ, thậm chí đi ngoài ra máu…
Ảnh minh họa
Với một số đối tượng bị ngộ độc rất nặng với hải sản thì có thể xảy ra sốc phản vệ, ngất lịm, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.
Tình trạng dị ứng, ngộ độc hải sản còn có thể nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ em. Mới đây, chồng chị Thanh Hà (Nhổn – Hà Nội) đi nghỉ mát cùng cơ quan và mua hải sản về cho 2 mẹ con. Thấy cua biển ngon nên chị đã tranh thủ hấp lên để nấu cháo cho con. Cứ tưởng làm cho con được một bữa cháo ngon nào ngờ vì ăn cháo cua mà con chị bị đi ngoài và nổi ban khắp người. Chị kể: “Con trai 1 tuổi của tôi ăn cháo xong đến giữa buổi là có hiện tượng bị ngộ độc: quấy khóc, đau bụng, vã mồ hôi, đi ngoài… Lo lắng trước tình trạng của con nên vợ chồng tôi đã lập tức đưa con đi viện". May mắn là sau 3 ngày nằm viện, hiện giờ sức khỏe của con trai chị Hà đã ổn định trở lại.
Ảnh minh họa
Con trai chị Hà bị ngộ độc như vậy cũng một phần vì chị đã không cẩn thận tập cho con ăn từng chút một để thử phản ứng của cơ thể con trước. Nếu thấy trẻ bình thường thì mới tiếp tục cho ăn tăng lượng dần lên để cơ thể con có thời gian thích nghi.
Cách xử trí khi bị ngộ độc hải sản
Mật ong
Khi thấy biểu hiện bị ngộ độc hải sản, bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có 1 số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra.
Chanh
Khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần.
Gừng
Khi thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc triệu chứng đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Nếu bạn phát hiện bản thân hoặc người thân bị dị ứng, ngộ độc hải sản, việc đầu tiên nên làm là kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời.
Thực phẩm nên tránh ăn cùng hải sản
Khi ăn hải sản, bạn cần tuyệt đối tránh ăn kèm một số loại thực phẩm sau vì rất dễ gây ngộ độc:
Hoa quả
Sau mỗi bữa ăn, nhiều người có thói quen ăn hoa quả để tráng miệng. Nhưng sau bữa ăn hải sản mà chúng ta vẫn duy trì thói quen ấy là hoàn toàn không tốt bởi nó giảm khả năng hấp thụ protein, canxi trong hải sản. Mặt khác nó sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, nôn mửa.
Thực phẩm giàu vitamin C
Ngay sau khi ăn các loại hải sản như tôm, cua, ốc mà bạn bổ sung ngay hoặc ăn kèm các loại thực phẩm giàu vitamin C thì nó sẽ gây hại cho cơ thể. Vì lúc này, asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín). Khi đó cơ thể sẽ bị ngộ độc thạch tín, nếu bị nặng sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thực phẩm tính hàn
Hải sản vốn có tính hàn nên khi ăn hải sản bạn cần tránh những thực phẩm có tính hàn khác như dưa chuột, dưa lê, đồ uống có ga… vì dễ gây đầy bụng, khó chịu.
Hạnh Vân
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Hậu tháo túi ngực, nhan sắc 3 sao nữ này được khen thế nào?