Ngộ độc ánh nắng mặt trời tưởng như đùa mà cực kỳ có hại, ai cũng phải biết

Ngộ độc ánh nắng mặt trời tưởng như đùa mà cực kỳ có hại, ai cũng phải biết

Ngọc Huyền 2018-04-29 15:30
- Bạn có biết phơi mình dưới ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho cơ thể.

Ngộ độc ánh mặt trời là gì?

Ngộ độc ánh mặt trời: Các triệu chứng, tác hại và phương pháp điều trị ai cũng cần biết

Ngộ độc ánh mặt trời là một dạng cháy nắng nghiêm trọng. Điều này xảy ra khi bạn phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với tia cực tím trong một thời gian dài. Không giống như cháy nắng nhẹ, ngộ độc mặt trời cần phải được điều trị.

Triệu chứng ngộ độc ánh mặt trời

Ngộ độc mặt trời bắt đầu giống như các triệu chứng thông thường của cháy nắng. Các dấu hiệu bị cháy nắng có thể bắt đầu xuất hiện trong vòng 6 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Khi bạn bị cháy nắng nhẹ, vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ đau, sưng, đỏ. Tình trạng như vậy sẽ tự lành và sẽ không cần dùng thuốc hoặc sử dụng thuốc mỡ nhiệt đới. Để làm dịu làn da sau khi bị cháy nắng nhẹ, bạn có thể tắm nước lạnh hoặc thoa gel lô hội lên vùng da bị ảnh hưởng. Một trường hợp nghiêm trọng của cháy nắng được gọi là ngộ độc mặt trời và các triệu chứng thường là mụn nước, sốt cao, đau dữ dội, nhức đầu, đỏ tấy, buồn nôn, mất nước và chóng mặt.

Ai có nguy cơ bị ngộ độc mặt trời?

Ngộ độc ánh mặt trời: Các triệu chứng, tác hại và phương pháp điều trị ai cũng cần biết

Những người không sử dụng bất kỳ thứ gì để chống nắng trước khi đi ra ngoài trời nắng có nguy cơ cao bị ngộ độc ánh mặt trời. Hơn nữa, người uống thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thảo dược bổ sung cũng có nguy cơ cao hơn mắc phải tình trạng ngộ độc này. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da có nhiều khả năng phải đối mặt với vấn đề ngộ độc ánh mặt trời.

Tác hại của ngộ độc ánh mặt trời

Bị ngộ độc ánh mặt trời có nghĩa là bạn sẽ phải phải chịu những cơn đau dữ dội trong gần một tuần sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong một số trường hợp, ngộ độc mặt trời cũng có thể gây tử vong. Tiếp xúc quá nhiều với các tia UV có hại có thể gây tổn thương da.

Chẩn đoán và điều trị

Nếu bạn tiếp xúc với ánh mặt trời trong một thời gian rất dài và sau đó gặp phải các triệu chứng như trên thì cần đi chữa trị ngay lập tức.

Khi chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của ngộ độc ánh mặt trời, chuyên gia da liễu sẽ khuyên bạn nên dùng các loại kem, thuốc nước và thuốc kháng sinh. Bạn cũng nên uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ bổ sung lại đổ ẩm bị mất của da. Nếu da nổi mụn nước đau đớn, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng các loại kem steroid. Để ngăn ngừa nhiễm trùng bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh.

Để tránh các biến chứng đe dọa đến tính mạng, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu thấy các triệu chứng ngộ độc ánh mặt trời, tránh tự ý mua thuốc vì nếu không đúng tình trạng bệnh của bạn sẽ trầm trọng hơn.

Ngăn ngừa ngộ độc ánh mặt trời

Bạn không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Bạn hãy chắc chắn sử dụng một phương pháp chống nắng như luôn thoa kem chống nắng tốt trước khi bước ra khỏi nhà. Theo các khuyến nghị của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, mọi người nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số tối thiểu SPF 30. Nếu bạn thường đổ nhiều mồ hôi hoặc đi bơi, bạn nên thoa lại kem chống nắng trước khi bước ra ngoài.

Ngọc Huyền – Theo Boldsky

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 người đẹp lão hoá ngược - Toàn U40 mà trẻ đẹp như thiếu nữ!

Đọc nhiều nhất