Giật cơ mặt nhiều do dùng điện thoại: Bé mắc hội chứng TIC, có đáng sợ như nhiều người đang lo?

Giật cơ mặt nhiều do dùng điện thoại: Bé mắc hội chứng TIC, có đáng sợ như nhiều người đang lo?

2017-08-09 13:10
- Câu chuyện của một người mẹ có con dùng điện thoại nhiều tới mức có những có biểu hiện giật cơ mặt , nháy mắt, nhíu mũi đang khiến không ít phụ huynh quan tâm. Vậy hội chứng này có đáng sợ?

Rối loạn TIC là một cách để trẻ xả stress từ môi trường sống

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội các mẹ xôn xao thông tin trẻ dùng điện thoại quá nhiều dẫn tới hội chứng rối loạn TIC.

Cụ thể, thông tin đó được chia sẻ trên Facebook cảnh báo cho mọi gia đình có con thích sử dụng điện thoại. Được biết do bé trai quá hiếu động nên mẹ đã cho dùng điện thoại để bé có thể ngồi một chỗ. Bé được dùng điện thoại từ 2 tuổi tới khi 4 tuổi bé có biểu hiện giật cơ mặt, nháy mắt, nhíu mũi .

“Lúc đầu mình cứ sợ con thích đùa thế mình la thậm chí đánh vì sợ con thành thói quen xấu khó bỏ. Nhưng không hề cải thiện, mình đưa bé đi bệnh viện khám ở Bệnh viện nhi đồng I chuyên khoa thần kinh kết luận bé bị rối loạn TIC tạm thời”, người mẹ có con rối loạn TIC chia sẻ.

Trẻ 4 tuổi lạm dụng điện thoại bị giật cơ mặt, nháy mắt nhíu mũi đây là câu trả lời

Trẻ sử dụng điện góp phần làm tăng hội chứng TIC, ảnh minh họa.

Cũng theo lời chị, bác sĩ có nói bé uống thuốc sẽ hết và sẽ bị tái đi tái lại. Chị lo sợ bé sẽ có nháy mắt và nhíu mũi vĩnh viễn.

Trao đổi, với bác sĩ Phạm Vân Anh, Khoa Thần kinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) về việc liệu có phải việc cho trẻ nhỏ dùng điện thoại sớm và nhiều sẽ gây ra chứng rối loạn TIC hay không?

Bác sĩ Vân Anh cho hay, Hội chứng rối loạn TIC  được dịch ra tiếng Việt là "thói tật". TIC là rối loạn vận động, âm thanh không có chủ ý của người bệnh, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp liên quan tới nhóm cơ nhất định. Hội chứng TIC thường xuất hiện đột ngột và không có mục đích rõ ràng.

Việc dùng điện thoại nhiều sẽ góp phần gây ra hội chứng này. Nhưng không phải nguyên nhân chính của hội chứng. Hội chứng TIC có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, nguyên nhân tâm lý chiếm tới hơn 50%.

Vì sao lại gọi hội chứng này là thói tật?, bác sĩ cho hay: “Rối loạn TIC được gọi là thói tật, do nó xảy ra khi bệnh nhân có một chứng bệnh trước đó. Ví dụ, bệnh nhân bị viêm mắt thì bệnh nhân hay nháy mắt, sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn duy trì thói quen nháy mắt dù bệnh nhân đã được điều trị hết viêm mắt. Hay bệnh nhân viêm mũi đã điều trị xong những vẫn duy trì thói quen khịt mũi”.

Bác sĩ Vân Anh khuyến cáo, hiện nay nhiều gia đình có thói quen kiềm chế sự hiếu động của con bằng cách cho con dùng điện thoại, máy tính. Việc dùng điện thoại, chơi game quá nhiều sẽ gây ra những stress. Trong đó, TIC như là cách để trẻ giả tỏa căng thẳng với những stress của môi trường sống.

Điều trị tâm lý rất quan trọng

Rối loạn TIC ở mức độ nhẹ như: nháy mắt, khịt mũi có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải dùng tới thuốc. Nhưng bệnh nhân cần phải đi khám để xác định mức độ của hội chứng. Bệnh cần phải có chuyên gia tâm lý, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân hiểu. Ví dụ, với trẻ bị nháy mắt có thể điều chỉnh bằng cách để trẻ tự soi gương. Nếu trẻ tự nhân thấy thói quen đó xấu sẽ tự điều chỉnh.

Rối loạn TIC không có gì đáng sợ, cho nên cha mẹ cần phải hiểu rõ về nó. Để có những thái độ đúng mực khi chăm sóc trẻ. Hơn 50% số trẻ bị rối loạn TIC là bắt nguồn từ yếu tố của tâm lý.

TIC có nhiều mức độ khác nhau, nó có nguyên nhân sâu sa từ hệ thần kinh:“Rối loạn TIC có nguồn gốc sâu xa của thần kinh, biểu hiện nặng ảnh hưởng tới việc học tập là hội chứng Gilles de la Tourrette. Trẻ sẽ có những TIC âm thanh không có nghĩa, tự la hét hoặc âm thanh tự phát ra như động vật... Có những phản xạ rối loạn vận động, hành vi, tác phong”, bác sĩ Vân Anh nói.

Phân loại các rối loạn TIC:

TIC đơn thuần biểu hiện trên khuôn mặt nháy mắt, nhếch mép, lè lưỡi, lắc cằm, cau mày. Biểu hiện ở vùng cổ lắc cổ, quay cổ, gật đầu. Biểu hiện ở tay, nhún vai, giơ cánh tay, giơ bàn tay hay ngón tay.

TIC vận động phức tạp, biểu hiện vỗ vào người, nhảy, ngắm vuốt, giậm chân.

TIC âm thanh đơn thuần trẻ sẽ có biểu hiện như, hét, ho, ngát, ngoáy mũi, khịt mũi, phát âm tiếng động vật.

TIC âm thanh phức tạp trẻ có biểu hiện có những câu nói không đúng chỗ, nhại lại lời người khác…

Rối loạn TIC thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái và khởi phát thường ở 6-7 tuổi.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mẹo giúp ngăn ngừa nhức đầu trong ngày nắng nóng

Đọc nhiều nhất