Con có tính hay lấy trộm đồ không đơn giản là thói quen xấu mà còn là biểu hiện của căn bệnh ít người ngờ đến

Con có tính hay lấy trộm đồ không đơn giản là thói quen xấu mà còn là biểu hiện của căn bệnh ít người ngờ đến

2018-12-24 11:00
- Khi bạn phát hiện ra con có thói quen xấu thích lấy đồ của bạn, theo phản ứng thông thường cha mẹ thường rất tức giận và đánh trẻ. Cách dạy con bằng đòn roi sẽ không giúp cho trẻ ngon hơn.

Mẹ tức điên khi con lấy trộm đồ của bạn

Chị N.T.H (32 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) gần như phát điên khi cô giáo chủ nhiệm của con phản ánh, bé D (6 tuổi) con trai chị có thói quen hay “tắt mắt” lấy đồ của bạn. Lúc đầu chị H. không tin lời cô nói, nhưng sau nhiều lần chị để ý con sang nhà hàng xóm chơi hay lấy đồ chơi của bạn mang về.

Chị H. để ý khi lấy đồ của bạn về bé D. cũng chỉ để đó không chơi. Nhiều lần bé D., lấy đồ lặp đi lặp lại khiến cho chị H. rất lo, con sẽ hình thành nên tính xấu trộm cắp vặt.

Đã rất nhiều lần chị H. đánh bé D. thật đau, để nhắc nhở cho bé nhớ. Tuy nhiên, sau một vài ngày trôi đi bé D. lại tái phạm. Điều này khiến cho chị H rất đau đầu, nếu cứ đánh con mãi sợ con nhờn đòn, nhưng không đánh con thì chị H không còn cách nào khác để con bỏ tính xấu.

Nếu không may con có tính “tắt mắt” lúc đó cha mẹ cần phải làm gì?

Cũng tương tự như trường hợp của chị H, chị Đ.K.Tr (36 tuổi, Cầu Giấy) khi phát hiện con lấy tiền trong ví đã đánh cho con một trận nhớ đời. Theo chị Tr, phải đánh thật đau trẻ mới nhớ và không tái phạm nữa.

BSCKII Lê Đào Nghĩa, Phó trưởng Khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng (Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương – Hà Nội) cho biết trẻ hư, nghịch có tính ăn trộm vặt đánh, phạt trẻ để dạy dỗ chỉ là biện pháp tạm thời có thể để lại rất nhiều hệ lụy.

Một đứa trẻ thường xuyên bị đánh, bạo hành lúc còn nhỏ khi lớn lên sẽ có những rối loạn về tâm thần, nhân cách nhất định. Trẻ có thể hung hãn hơn hoặc sẽ sống thu mình…

Cá nhân bác sĩ Nghĩa cũng kịch liệt phải đối cách dùng bạo lực để giáo dục trẻ. Trẻ thường xuyên bị đánh đập rất dễ bị sang chấn, rối loạn hoảng sợ, dễ rơi vào trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…

Làm gì khi trẻ có tính ăn cắp vặt

Trẻ nhỏ nếu có tính trộm cắp vặt thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại có hành vi đó và mục đích lấy đồ của trẻ là gì?

Chứng trộm cắp là một phần trong rối loạn tâm thần, hành vi của trẻ em. Chứng trộm cắp vặt cũng gặp ở người lớn, ví dụ có một số người khi đi siêu thị rất thích được một món đồ mang về nhà. Khi lấy trộm được món đồ đó thành công họ cảm thấy rất thích thú.

"Đây còn được gọi là rối loạn xung động, không phải họ thiếu thốn hoặc không có tiền mua. Mà là do rối loạn kiếm soát xung động khiến con người bệnh thích lấy đồ. Khi lấy được đồ vật họ cũng không đi bán, không dùng…", bác sĩ Nghĩa nói.

Theo bác sĩ Nghĩa một số trẻ có thể lấy trộm tiền vì mục đích gì đó như: mua kẹo, mua đồ chơi… Hoặc có những trẻ ham muốn biết được giá trị của tiền là phương tiện để thực hiện một điều gì đó.

Trẻ lấy trộm đồ cũng có thể là một hành vi để kêu gọi sự quan tâm chú ý của người chăm sóc…

"Khi trẻ có tính trộm cắp vặt đánh đập, phạt trẻ không phải là cách tốt giúp trẻ nhận ra điều đó là không nên. Thay vào đó cần phải tìm hiểu các nguyên nhân, mục đích trẻ nảy sinh trộm cắp. Đặc biệt, với trẻ thiếu thốn tình cảm không được giáo dục trẻ sẽ không biết được hành vi đó là đúng hay sai.

Người chăm sóc trẻ phải phân tích cho trẻ biết đồ vật nào thuộc của trẻ được phép dùng và đồ vật không thuộc về trẻ thì không được phép dùng. Nếu nhận thấy trẻ có những rối loạn về tâm thần, hành vi thì cần phải đưa trẻ đi điều trị sớm", bác sĩ Nghĩa nhấn mạnh.

Lê Hạnh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 nốt ruồi thường xuất hiện trên gương mặt người phụ nữ đào hoa, dễ làm người khác phái mê mệt

Đọc nhiều nhất