Chị em truyền tai những món cháo bổ dưỡng cho ngày "đèn đỏ"
Tin liên quan
Cứ "đến ngày" là ăn cháo ích mẫu
Có nhiều chị em, cứ đến kỳ "đèn đỏ" là đau bụng dữ dội, người mệt lả, tái mét. Như trường hợp của chị Thu Thủy (Đống Đa – Hà Nội) cũng vậy. Chị kể, có những tháng chị đau bụng đến mức phải dùng tới cả thuốc giảm đau nhưng vài tháng trở lại đây, chị đã tìm ra bí kíp cho những ngày này mà không cần nhờ đến thuốc. Đó là món cháo ích mẫu nấu với đường đỏ. Chị cho hay: “Từ ngày biết cách làm món cháo ích mẫu nấu với đường đỏ để ăn trong kỳ "đèn đỏ", tôi thấy những ngày này trôi qua thật nhẹ nhàng”. Chị Thủy chia sẻ cách nấu cháo ích mẫu như sau:
Chuẩn bị:
Ích mẫu 120g
Gạo 50g
Đường đỏ
Ảnh minh họa
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chị Thủy bắt tay vào thực hiện các bước.
Bước 1: Ích mẫu rửa sạch, cắt khúc
Bước 2: Cho ích mẫu vào nồi nước đun sôi rồi bỏ bã lấy nước
Bước 3: Vo gạo sạch rồi đổ nước ích mẫu vào nấu thành cháo.
Bước 4: Đun nhỏ lửa tới khi cháo nhừ, có độ sánh nhuyễn là được.
Bước 5: Trước khi múc cháo ra bát ăn thì cho thêm chút đường đỏ (tùy vào độ ngọt của mỗi người).
Vậy là cứ "đến ngày" là chị chăm chỉ nấu cháo ích mẫu để ăn sáng. Chị nói đó là thời điểm tốt nhất để ăn cháo, giúp điều hòa kinh nguyệt. Món cháo này còn có tác dụng chữa rong kinh, đẩy những cục máu đông, máu cục ra ngoài nhanh nhất.
Món cháo tôm nõn với hẹ
Chị Thủy đem bí kíp của mình truyền cho chị em cùng phòng để họ áp dụng. Cùng chủ đề các món cháo cho ngày đèn đỏ đó, chị Lan Hương cùng phòng với chị Thủy cũng chia sẻ món cháo tôm nõn nấu hẹ mà chị cũng chăm chỉ làm mấy tháng nay. Đây cũng là một món ngon, rất tốt cho chị em những ngày đến tháng. Chị Hương chia sẻ: “Cứ tuần "đèn đỏ", tôi duy trì ăn cháo tôm nõn nấu hẹ, mấy tháng nay tôi đều làm như thế và quả thật là tác dụng trông thấy. Giờ đến kỳ kinh nguyệt tôi cũng bớt mệt mỏi và đau bụng hơn”.
Để nấu món cháo này, chị Hương chỉ cần chuẩn bị: tôm nõn 10g, gạo 100g, rau hẹ, nước vừa đủ.
Ảnh minh họa
Đầu tiên chị ngâm tôm nõn với nước ấm khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch để ráo nước. Rồi giã nhỏ tôm. Còn rau hẹ chị chỉ việc nhặt sạch rồi thái khúc chờ cháo chín cho vào.
Sau khi sơ chế nguyên liệu xong, chị Hương cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín nhừ thì cho tôm nõn vào, tiếp tục đun sôi. Nêm nếm gia vị vừa ăn là chị đã có món cháo tôm nõn nấu hẹ ngon miệng. Chị Hương còn cẩn thận nhắc thêm: "Hẹ thì phải cho vào sau cùng, khi nào ăn mới cho không sẽ bị nồng, mất vị thơm của hẹ".
Một số món cháo ngon, bổ cho ngày "đèn đỏ" khác
Món cháo sò huyết
Chuẩn bị:
Sò huyết 1kg
Gạo tẻ 200g
Đậu xanh
Gia vị: bột canh, hạt nêm, hạt tiêu (có thể không có)
Ảnh minh họa
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch sò huyết.
Bước 2: Lấy dao tách lấy ruột.
Bước 3: Vo gạo và đậu xanh thật sạch.
Bước 4: Cho gạo và đậu vào đun nhừ nhuyễn thành cháo.
Bước 5: Cho sò huyết vào cháo nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn nóng (Có thể thêm hạt tiêu, món cháo sẽ thơm ngon hơn).
Món cháo sò huyết này là món có chứa nhiều canxi, có tác dụng bổ máu rất tốt cho phụ nữ mới sinh con và là một món được nhiều chị em lựa chọn cho những ngày đến tháng.
Món cháo đậu xanh gan lợn
Chuẩn bị:
Đậu xanh 20g
Gạo tẻ 50g
Gan lợn 200g
Gia vị: hành khô, bột canh, hạt nêm, hành tươi…
Cách làm:
Bước 1: Vo gạo và đậu xanh thật sạch.
Bước 2: Cho gạo và đậu vào nấu thành cháo.
Bước 3: Làm sạch gan lợn và băm nhỏ. Sau đó phi hành khô rồi cho gan vào đảo sơ.
Bước 4: Cho gan vào cháo nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa đủ và thưởng thức.
Lưu ý: Trước khi làm gan bạn cần dùng dao khứa bề mặt gan rồi ngâm khoảng 30 phút để gan tiết hết độc tố, rửa sạch rồi mới bắt đầu sơ chế.
Sự kết hợp giữa đậu xanh và gan làm nên món cháo bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tiêu độc, bổ máu. Đây là món rất phù hợp với phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”.
Hạnh Vân
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất