Bị dị ứng cấp tính như ca sĩ Hương Tràm, đây là cách chữa “chuẩn không cần chỉnh”!
Tin liên quan
Toàn thân nổi mày đay do đâu?
Theo chia sẻ của người quản lý, suốt thời gian luyện tập cho show diễn sắp tới, Hương Tràm luôn phải mặc áo cổ lọ để che đi các vết dị ứng.
Do bị dị ứng cấp tính, toàn thân nổi mẩn đỏ, mề đay nên những ngày qua, Hương Tràm từ chối mọi buổi hẹn phỏng vấn trước show diễn quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 11/1 tại Hà Nội.
Ca sĩ Hương Tràm bị nổi mày đay cấp tính toàn thân.
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, nóng lạnh đột ngột là điều kiện lý tưởng để bệnh lý dị ứng bùng phát. Vì thế, “bỏ túi” một số thông tin về bệnh dị ứng là điều cần thiết để tránh lâm vào tâm trạng hoang mang nếu chẳng may mắc bệnh.
Bác sĩ Lương Trường Sơn, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, chuyên gia ngành da liễu cho hay ai cũng có thể mắc dị ứng, ít nhất một lần trong đời. Đây là phản ứng miễn dịch thông thường của cơ thể với các tác nhân (dị nguyên).
Bác sĩ Lương Trường Sơn, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, có rất nhiều tác nhân gây dị ứng cấp, do thức ăn, thời tiết, stress, ký sinh trùng, côn trùng đốt, thuốc tây…
“Dị ứng cấp tính xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Cơ thể xuất hiện phản ứng sẩn phù, mày đay rất nhanh, khu trú ở một vùng da hoặc lan ra toàn thân.
Đặc biệt ở các vùng da có tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, vùng kín có thể nổi sưng phù. Cảm giác ngứa rát, châm chích, bỏng rát. Mày đay cấp thường xảy ra trong vòng 24h và có thể kéo dài đến 6 tuần.
Có những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện mề đay nổi ra bên ngoài, nhưng đôi khi lại phù mạch ở bên trong, gây khó thở nặng nếu phù thanh quản. Nếu dị ứng nặng, người bệnh có thể lên cơn sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm tới tính mạng", bác sĩ Trường Sơn lý giải.
Tuyệt đối không “gãi cho sướng tay” và tự chữa tại nhà
Theo bác sĩ Trường Sơn, bệnh dị ứng nổi mày đay rất phổ biến, dễ nhận biết nhưng khó tìm được căn nguyên chính xác là do cấp tính, mãn tính hay do lạnh, đè ép hay thậm chí do tiết mồ hôi hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Mày đay cấp tính có thể khiến người bệnh nguy kịch tính mạng. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, mày đay khiến người bệnh rất ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi thêm nhiều sẩn khác. Nếu tự điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh kéo dài, tổn thương da, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe người bệnh.
“Để chẩn đoán, bác sĩ da liễu chủ yếu khai thác tiền sử và khám lâm sàng để tìm căn nguyên gây bệnh. Phần lớn trường hợp không cần làm xét nghiệm. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần xét nghiệm, test lẩy da để có chẩn đoán chính xác”, bác sĩ Trường Sơn cho hay.
Điều trị phụ thuộc vào các típ mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.
Bác sĩ Trường Sơn khuyến cáo người bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu sớm để điều trị hiệu quả.
Tại nhà, người bệnh hãy dừng ngay các loại thuốc, thực phẩm, đồ dùng nghi ngờ gây dị ứng. Mặc đồ cotton mềm mại, hạn chế chà xát, gãi mạnh trên xa, tránh hoạt động nặng gây tiết mồ hôi, tránh tắm nước nóng và ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tẩy giun sán, chống táo bón vì đây cũng có thể là yếu tố gây độc hại làm tăng mày đay.
Ngoài ra, làm giảm các yếu tố tâm lý, stress cũng là một cách điều trị và phòng bệnh mày đay rất hiệu quả.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất