Bé gái mắc bệnh "người lớn" chỉ sau một giấc ngủ qua đêm

Bé gái mắc bệnh "người lớn" chỉ sau một giấc ngủ qua đêm

Thu Hà 2018-11-26 09:37
- Chỉ sau một giấc ngủ qua đêm, con gái chị Thu Hà (Hà Nội) bỗng dưng bị đau cứng cổ đến nỗi bé không thể quay cổ, đi lệch cả một bên người.

Đảo lộn cuộc sống chỉ vì “cứng cổ”

Suốt một tuần nay, cuộc sống của gia đình chị Hà đảo lộn vì việc con gái bị "căn bệnh người lớn". Sau một giấc ngủ đêm khi thời tiết chuyển lạnh sâu, con gái 5 tuổi của chị bỗng dưng bị vẹo, đau cứng cổ.

Hôm đầu tiên con gái bị đau, chị gọi điện cho một người bạn làm điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền “cầu cứu”. Theo hướng dẫn của người điều dưỡng, chị rang nóng ngải cứu và muối để chờm nóng cho con.

Làm theo cách này, con chị bớt đau ngay tức khắc. Tuy nhiên, sáng hôm sau, tình trạng đau cứng cổ vẫn tái diễn. Thấy vậy, chị đã đưa con tới bệnh viện khám. Tại đây, chị được biết con bị chứng bệnh vẹo cổ cấp.

Bé gái mắc bệnh người lớn chỉ sau một giấc ngủ qua đêm

Trẻ nhỏ cũng có thể bị đau cứng cổ vai gáy khi trời đột ngột chuyển lạnh. Ảnh: NVCC

“Bác sĩ nói khoa đã từng tiếp nhận bệnh nhân trẻ tuổi, khoảng 17 tuổi nhưng bệnh nhân nhỏ tuổi như con gái tôi thì đây là lần đầu tiên.

Hóa ra trẻ nhỏ cũng có thể mắc căn bệnh tưởng chừng chỉ có người lớn mắc.

Con đau đớn không ăn không hoạt động được bình thường, lệch một bên cơ thể, chỉ nhìn được về một hướng, rấm rứt quấy khóc suốt ngày. Khổ nỗi con lại nhát, sợ đau không cho châm cứu, xoa thuốc nên quá trình hồi phục chậm”, chị Hà bộc bạch.

Ngoài đưa con tới bệnh viện trị liệu, các bác sĩ còn dặn dò chị về nhà phải chườm nóng, giữ ấm cho con và xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng, vai gáy.

Sau một tuần điều trị, con gái chị Hà đã ổn định sức khỏe và đi học bình thường. Sau sự cố này, chị cũng lưu ý giữ ấm cho con và nhắc nhở con tư thế ngủ, gối đầu thấp để tránh bị vẹo cứng cổ.

Cần chú ý giữ ấm và tư thế ngủ thoải mái

Nói về căn bệnh này, Ths.BS Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết chứng đau cứng cổ là hiện tượng rối loạn co cứng các cơ vùng cổ gáy hay còn gọi là cơn đau cứng cổ cấp. 

“Nguyên nhân của hội chứng này là do tư thế nằm ngủ như nằm một tư thế quá lâu, không gian nằm ngủ chật, tư thế nằm phải co quắp, gối đầu quá cao, gối cứng ảnh hưởng tới lưu thông mạch máu ở vùng cổ và gây ra đau”, bác sĩ Dương Văn Tâm chia sẻ.

Bé gái mắc bệnh người lớn chỉ sau một giấc ngủ qua đêm

Ngủ ở tư thế thoải mái, giữ ấm cơ thể để tránh bệnh vẹo cổ cấp. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, bị nhiễm lạnh khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vẹo cổ cấp. Chính vì thế, thời tiết chuyển lạnh đột ngột như thời điểm gia tăng bệnh nhân mắc bệnh này.

“Bệnh nhân cần được đồ châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt. Đau cứng vai gáy do hàn thì điều trị sẽ khỏi sau một vài ngày châm cứu. Điều quan trọng là người bệnh cần được đi khám ngay để can thiệp kịp thời, theo dõi rất chặt chẽ của chuyên khoa”, Bác sĩ Tâm nhấn mạnh.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, gia đình có bệnh nhi bị bệnh vẹo cổ cấp cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt để tránh tổn thương hệ cơ xương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của đứa trẻ trong tương lai về sau.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


9 bức ảnh khiến bạn muốn xách ba lô đến Malaysia ngay lập tức

Đọc nhiều nhất