Bác sĩ chuyên khoa nói về nguy cơ sốc phản vệ khi tiêm thuốc cản quang

Bác sĩ chuyên khoa nói về nguy cơ sốc phản vệ khi tiêm thuốc cản quang

2017-10-03 18:00
- Tiêm thuốc cản quang có thể xảy ra sốc phản vệ nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn so với thuốc kháng sinh.

Mới đây, sau khi tiêm thuốc cản quang tại bệnh viện K cơ sở 2 để chụp phim, bệnh nhân Tr.T.L (45 tuổi, Nghệ An) đã bị sốc phản vệ và tử vong. Sự ra đi đột ngột của chị L. khiến cho gia đình rất đau lòng và mong cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, tiêm chất cản quang là chỉ định bắt buộc trong chụp CT, X quang để phát hiện những tổn thương bên trong cơ thể. Việc đưa chất cản quang vào cơ thể sẽ giúp cho rõ hơn hình ảnh một mô với môi trường xung quanh nó. Chất cản quang phối hợp với máy chụp cho phép thấy được những chi tiết mà trước đó khi chưa có chất cản quang không nhìn thấy được.

“Thông thường, khi tiêm thuốc cản quang vào cơ thể sẽ không cần test. Vì tỷ lệ xảy ra sốc phản vệ do thuốc cản quang sẽ thấp hơn rất nhiều so với thuốc kháng sinh. Ngay cả trường hợp có thực hiện test đi chăng nữa vẫn có nguy cơ xảy ra sốc test thuốc đối với bệnh nhân quá mẫn cảm”, bác sĩ Phúc nói.

Sốc phản vệ do tiêm cản quang nhẹ mẩn ngứa nặng sẽ tử vong

Dùng thuốc cản quang trong chụp  xquang là chỉ định bắt buộc để phát hiện tổn thương, ảnh minh họa.

Cản quang cũng là một loại thuốc nên khi đưa vào cơ thể sẽ cơ nguy cơ xảy ra sốc phản vệ. Sốc phản vệ quá mẫn với thuốc cản quang thường không liên quan đến liều và tốc độ tiêm thuốc, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ dị thuốc cản quang.

Bác sĩ Phúc cho hay, bệnh nhân sốc phản vệ với thuốc cản quang sẽ xuất hiện triệu chứng ngay hoặc sau một vài giờ. Bệnh nhân nhẹ có thể thấy ngứa mặt, nổi mề đay, phát ban. Trường hợp nặng phù mạch, co thắt phế quản, phù thanh quản, tụt huyết áp, mất ý thức và tử vong.

Bác sĩ Phúc khuyến cáo, khi một bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang cần phải dừng ngay tiêm,  truyền thuốc cản quang. Bác sĩ cần nhanh chóng xử lý sốc phản vệ cho bệnh nhân theo phác đồ của Bộ y tế quy định. Bệnh nhân được dùng adrenalin tiêm bắp, đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu thấp. Nếu bệnh nhân nôn sẽ cho nằm tư thế Fowler gác cao chân. Bệnh nhân cần được thở oxy và đặt đường truyền tĩnh mạch.

Trong trường hợp bệnh nhân ngừng tuần hoàn với biểu hiện mất ý thức đột ngột, mất mạch cảnh và ngừng thở cần tiến hành cấp phải cấp cứu ngừng tuần hoàn ABC ngay lập tức.

Theo thông tin chính thức từ bệnh viện K, chiều ngày 3/10, bệnh nhân L. được chẩn đoán tử vong do sốc phản vệ do thuốc cản quang, tĩnh mạch không hồi phục trên bệnh nhân theo dõi ung thư cổ tử cung tái phát sau mổ 04 tháng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

Bệnh nhân L. mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1 được phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và phần phụ tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An tháng 5/2017. Sau mổ 04 tháng, bệnh nhân có triệu chứng bệnh trở lại là ra máu âm đạo. Khi đến khám lại tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, bác sĩ nhận thấy khả năng nghi ngờ tái phát, cần chuyển đến Bệnh viện K chẩn đoán và điều trị tiếp.

Ngày 28/9, Bệnh nhân đến Bệnh viện K khám và chẩn đoán theo dõi ung thư cổ tử cung tái phát, được chỉ định làm xét nghiệm chỉ điểm khối u (định lượng CEA125, SCC, HE4), X-Quang phổi thẳng, siêu âm tử cung phần phụ, chụp cắt lớp vi tính bụng – tiểu khung thường quy (16 dãy) có tiêm thuốc cản quang.

9h56’ ngày 29/9, bệnh nhân được tiêm thuốc cản quang Ultravist 80ml tại Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện K. Sau khi chụp xong, bệnh nhân được theo dõi tại khoa.

10h05’ ngày 29/9, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tức ngực, khó thở, da ngứa, mẩn đỏ. Bệnh nhân tỉnh, da đỏ, xung huyết, phù nề, khó thở, nhịp thở 26 lần/phút, không tiếng rít thanh quản, mạch 100 lần/phút, huyết áp 80/60 mmHg, SpO2 95%, tim đều, phổi rì rào phế nang rõ, không rales.

Chẩn đoán sốc phản vệ do thuốc cản quang trên người bệnh ung thư cổ tử cung đã phẫu thuật. Bệnh nhân được xử trí thở oxy, adrenalin truyền tĩnh mạch, Corticoide, kháng H1.

Sau 5 giờ cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, da đỡ đỏ, xung huyết, còn tức ngực, mạch 100 lần/phút, huyết áp 105/80 mmHg, SpO2 95 %, tim đều, phổi không rales. Trong đêm, bệnh nhân được duy trì adrenalin 0,2 µg/kg/phút. Tình trạng hô hấp huyết động tạm ổn định. Huyết áp 85-110/60-70 mmHg, mạch 90-115 lần/phút, SpO2 98-100%, không sốt, tiểu 2.000 ml/23h.

8h ngày 30/9 bệnh nhân xuất hiện khó thở nhiều, ho khạc đờm bọt hồng, phổi nhiều rales ẩm lan đến đỉnh, tim nhanh đều 160 lần/phút, huyết áp 40/20 mmHg, SpO2 60%. Tiến hành cấp cứu hô hấp tuần hoàn, tình trạng bệnh không cải thiện. Bệnh nhân tử vong lúc 9h30’ ngày 30/9/2017.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


7 trào lưu làm đẹp 'lỗi mốt' bỗng dưng phát sốt

Đọc nhiều nhất