4 thời điểm ăn sữa chua sẽ... GÂY HẠI cho cơ thể

4 thời điểm ăn sữa chua sẽ... GÂY HẠI cho cơ thể

2017-01-06 16:08
- Để ăn sữa chua được hiệu quả, bạn cần tránh những thời điểm dưới đây nhằm đảm bảo sức khỏe.

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt sữa chua góp phần tăng sức đề kháng, kháng khuẩn, giảm cholesterol. 

Ăn sữa chua lúc đói

Nhiều người khi đói bụng có thể ăn bất cứ cái gì có sẵn kể cả sữa chua. Tuy nhiên, họ không biết đây là thói quen hết sức sai lầm. Bởi, khi đói bụng, dạ dày tiết ra rất nhiều axit. Nếu ăn thêm sữa chua sẽ có tác động không tốt lên niêm mạc dạ dày.

Mặt khác, trong sữa chua có thêm các lợi khuẩn hữu ích với cơ thể. Tuy nhiên, môi trường axit nhiều như lúc đói sẽ khiến cho các lợi khuẩn này rất khó để tồn tại. Cho nên, sau khi ăn xong, giá trị tốt của sữa chua là bổ sung lợi khuẩn lại không thể phát huy tác dụng. Thông thường, axit ở dạ dày chỉ giảm xuống sau khi có thực phẩm được đưa vào bụng hay nói cách khác đã xua tan được cơn đói.

Cho nên, thay vì ăn lúc đói, bạn hãy đợi sau bữa cơm từ 1-2 tiếng để bề mặt niêm mạc dạ dày được "tráng" bởi thức ăn giúp hạn chế được những tác động không tốt.

ăn sữa chua

Ăn sữa chua khi uống thuốc kháng sinh

Những lợi khuẩn trong sữa chua không chỉ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp tạo sự cân bằng và hỗ trợ các lợi khuẩn đã có trong ruột. 

Còn kháng sinh là nhóm thuốc được đưa vào cơ thể khi ốm, viêm, nhiễm... nhằm mục đích diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của kháng sinh rất lớn, nó có thể khiến cho cả các lợi khuẩn bị tiêu diệt dẫn đến các lợi khuẩn này không còn phát huy tác dụng. 

Khi những lợi khuẩn này bị tiêu diệt, sự cân bằng ở đường ruột giảm đi. Lúc đó, các vi khuẩn có hại sẽ có cơ hội phát triển và gây bệnh.

Do đó tuyệt đối không uống thuốc kháng sinh và ăn sữa chua cùng lúc. Tốt nhất nên tránh ăn sữa chua khi đang uống kháng sinh.

Ăn sữa chua khi quá lạnh hoặc quá nóng

Trên thực tế, sữa chua thường được ăn ngay khi đang lạnh buốt hay vừa đưa ra khỏi ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn nên để ở nhiệt độ phòng khoảng 10 phút sau đó mới ăn. Hoặc bạn đặt hộp sữa chua vào trong một khay nước ấm khoảng 5-10 phút rồi mới sử dụng. Như vậy, sữa chua giảm độ lạnh không ảnh hưởng đến họng và amidan của bạn.

Có người lại hâm nóng sữa chua rồi mới ăn vì suy nghĩ ăn lạnh có thể lạnh bụng. Tuy nhiên, quá trình hâm như vậy sẽ khiến các lợi khuẩn bị tác động làm kìm hãm hay khiến lợi khuẩn không còn tác dụng như ban đầu. 

Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua

Với trẻ dưới 1 tuổi, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa còn kém. Do đó, phụ huynh không nên dùng sữa chua cho trẻ. Ngoài ra, trong sữa chua có đường lactose. Đây là loại protein khó tiêu. Nếu trẻ ăn vào, có thể xuất hiện đầy hơi, khó chịu. 

Sữa chua có những lợi khuẩn cần thiết nhưng với những người có tiêu hóa không tốt, mắc bệnh đường ruột cần thận trọng khi dùng sữa chua tránh bị đau bụng hay tiêu chảy.

Việc ăn sữa chua ngay sau khi ăn cơm là không nên. Bởi khi vừa ăn xong, bạn đang no bụng, nếu ăn sữa có thể cảm thấy đầy bụng. Tuyệt đối không kết hợp với thịt xông khói hay lạp sườn.. vì có nhiều dầu  mỡ khiến hệ tiêu hóa thêm nặng nề.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mẹo giúp ngăn ngừa nhức đầu trong ngày nắng nóng

Đọc nhiều nhất