3 nguyên liệu không nấu chín, bạn sẽ bỏ qua vô số giá trị dinh dưỡng cực kỳ quý giá

3 nguyên liệu không nấu chín, bạn sẽ bỏ qua vô số giá trị dinh dưỡng cực kỳ quý giá

Thiên Khuê 2018-08-27 07:00
- Nhiều loại rau xanh và củ quả được khuyến khích nên ăn tươi sống để hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ chúng. Nhưng cũng có những loại nguyên liệu thiên nhiên nên được chế biến chín khi ăn, bởi vì chúng có thể sinh ra tác dụng phụ nếu bạn ăn sống.

Đậu cove

Đậu cove còn được gọi là đậu que, là một trong những nguyên liệu nấu ăn phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Tuy hương vị thơm ngon và chế biến được nhiều món ăn với hàm lượng dinh dưỡng cũng tương đối phong phú, nhưng đồng thời trong đậu cove còn chứa các vật chất ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người, đặc biệt là khi bạn không nấu chín.

Ăn uống khoa học: 4 loại nguyên liệu thiên nhiên nên nấu chín khi ăn

Đậu cove có chứa Saponin, Alpha-1-antitrypsin và Phytohemagglutinin v.v… Trong đó, Saponin sẽ gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa; Alpha-1-antitrypsin ảnh hưởng đến sự tiêu hóa protein; còn Phytohemagglutinin làm tăng tác dụng đông máu.

Ăn sống đậu cove dễ dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày, đường ruột bị xung huyết, sưng phù, ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng như bồn chồn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí có trường hợp còn gây chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, tay chân tê cứng, tim đập nhanh v.v… Các hiện tượng này có khi kéo dài 1 đến 2 ngày mới giảm bớt.

Vì vậy, đậu cove nếu được nấu chín thì các vật chất có độc này sẽ bị phá hủy, ăn vào cơ thể sẽ an toàn cho sức khỏe của bạn. Thông thường, đậu cove nên được nấu chín ở nhiệt độ 100℃ hoặc có thể chế biến với thời gian dài hơn để tránh các độc tố gây phản ứng sinh lý khó chịu sau khi ăn vào.

Đậu nành

Quả đậu nành còn tươi được tạo thành bởi 2 “mảnh vỏ” màu xanh có nhiều lông mịn bên ngoài. Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu nành rất cao nên thường được khuyến khích sử dụng trong khẩu phần ăn hằng ngày của con người.

Tuy nhiên, trong đậu nành tươi còn có một số vật chất “kháng dinh dưỡng” điển hình như Trypsin inhibitor, Phytohaemagg lutinin v.v… Nếu không được nấu chín, quả đậu nành tươi có thể gây các hiện tượng trúng độc như bồn chồn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Các vật chất “kháng dinh dưỡng” nói trên trong quá trình xử lý qua nhiệt sẽ được phân giải, hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Bạch quả

Ăn uống khoa học: 4 loại nguyên liệu thiên nhiên nên nấu chín khi ăn

Bạch quả cũng là nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc với con người. Thông thường, nó được chia thành 2 loại, một loại bạch quả dung làm dược liệu có vị chát và một loại bạch quả sử dụng trong ăn uống với khẩu vị thanh mát hơn.

Theo Đông y, bạch quả có nhiều công dụng tuyệt vời như giúp nhuận phổi, trị ho, dứt tiêu chảy, giải độc v.v… Hàm lượng dinh dưỡng trong bạch quả cũng vô cùng phong phú, ngoài protein, lipit, glucose thì nó còn chứa vitamin C, vitamin B2, carotene, canxi, sắt, kalu, magie, phốt pho v.v…

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm trên thì bạch quả được khuyên là không nên ăn sống, cho dù qua chế biến thì cũng không nên dùng quá nhiều. Trong bạch quả còn tươi có chứa Axit xianhiđric nếu ăn nhiều có thể gây sốt, nôn ói, tiêu chảy, co giật, thậm chí là hôn mê.

 

Thiên Khuê

Nguồn: Epochtimes, Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


TV nhà bạn có bị 'mù màu'

Đọc nhiều nhất