Vì sao bạn không thể nói lời từ chối dù rất muốn?

Vì sao bạn không thể nói lời từ chối dù rất muốn?

2021-02-24 14:30
- Đối mặt với điều bạn thực sự không muốn làm, cảm thấy khó chịu trong lòng khi phải làm, bạn hoàn toàn có quyền từ chối. Sống trên đời, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả và cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân mình.

Trong mọi việc, bạn luôn cố gắng để hoàn thành những gì người khác kỳ vọng dù đôi khi điều đó có thể dẫn tới kiệt sức? Dù đi làm hay ở nhà, bạn luôn là người xung phong quán xuyến khi có công việc cần đảm đương, không từ chối bất kỳ lời yêu cầu hay nhờ vả? Nếu bạn thường xuyên ở trong tình trạng như vậy, bạn là kiểu người thích gánh vác trách nhiệm về phần mình, ít khi từ chối lời đề nghị nào dù sâu thẳm bên trong, nhiều khi bạn cảm thấy vô cùng e ngại.

Vì sao bạn không thể nói lời từ chối dù rất muốn?

Lý do gì khiến bạn không thể từ chối dù rất muốn?

Việc chấp nhận mọi lời nhờ vả từ người khác không chỉ làm mất thời gian của bạn, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và một vài khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, bạn lại khó lòng từ chối vì rất nhiều lý do, đó có thể là bởi:

- Bạn sợ bỏ lỡ cơ hội trở nên tốt đẹp và tuyệt vời trong mắt người khác

- Bạn sợ làm người khác tổn thương

- Bạn sợ người khác sẽ giận mình, không còn yêu quý mình

- Bạn cảm thấy có lỗi nếu từ chối họ

- Nhiều lý do khác...

Song, từ chối lời đề nghị của người khác không có nghĩa bạn là người ích kỷ, hay không đủ tốt. Nếu điều đó bạn thực sự không muốn làm, cảm thấy khó chịu trong lòng khi phải làm, bạn hoàn toàn có quyền từ chối. Từ chối cũng là quyền lợi cá nhân của mỗi người. Sống trên đời, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả và cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân mình. 

Ai cũng có những nhu cầu và giới hạn của riêng mình. Bằng việc biết từ chối đúng lúc, bạn sẽ tự tạo được ranh giới cho bản thân và nâng cao sự tôn trọng từ những người xung quanh. 

Vì sao bạn không thể nói lời từ chối dù rất muốn?

Nhưng, làm thế nào để có thể từ chối?

Trước khi đồng ý làm một điều gì đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng bằng việc tự hỏi bản thân mình 5 câu hỏi dưới đây:

- Có phải chỉ mình bạn mới có thể hoàn thành điều đó?

- Bạn có thật sự phải chịu trách nhiệm cho việc này?

- Để làm việc này, bạn sẽ phải "hy sinh" những gì để hoàn thành nó? (những dự án khác, công việc khác, thời gian dành cho cá nhân,...)

- Làm điều này sẽ mang đến lợi ích gì cho bản thân bạn? (niềm vui, sự thăng tiến, kinh nghiệm,...)

- Bạn có thật sự muốn làm việc đó?

Từ chối những điều không nằm trong trách nhiệm hay mong muốn của bản thân bạn sẽ xây dựng nhận thức cho người xung quanh rằng, bạn đang tôn trọng bản thân và tôn trọng nỗ lực mình bỏ ra. Nói từ chối đúng lúc bao giờ cũng tốt hơn là sự đồng ý vội vàng và dễ dãi với bản thân. Từ "Không" không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực, mà còn sở hữu năng lượng tích cực khi được dùng đến đúng thời điểm. Hãy biết từ chối, đó là sự tôn trọng cho chính bạn và cả người khác, để xác lập những ranh giới và giá trị của bản thân mình.

Tune (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Điểm danh 5 tính cách khiến các nàng “mãi cô đơn”

Đọc nhiều nhất