9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp

9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp

2021-04-27 14:00
- Theo nghiên cứu, những người sở hữu EQ thấp (chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc) thường khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp.

Chỉ số EQ là gì?

Chỉ số EQ hay Emotional Quotient là một trong các chỉ số thông minh, trong đó EQ biểu hiện chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là chỉ số thông minh cảm xúc. Trong quyển sách "Trí tuệ cảm xúc là gì?" (What IS Emotional Intelligent), tác giả Bressert đã đưa ra một nhận định rất thú vị: "Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì không đủ, mà (người thành công) phải có thêm EQ. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tâm lý học đều nhất trí về công thức làm nên thành công, đó là IQ chỉ chiếm 10% (cao nhất là 25%), còn lại đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có chỉ số EQ".

Thông thường, chúng ta hay tin tưởng và coi trọng chỉ số IQ (Intelligence Quotient) hay chỉ số thông minh não bộ hơn các chỉ số khác. Bởi người có IQ cao đồng nghĩa với việc họ sẽ có tư duy, phản xạ nhanh nhạy hơn. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, để một người gặt hái thành công, họ sẽ cần tới 80% EQ và chỉ 20% IQ. Đôi khi, tỉ lệ này còn có nhiều chênh lệch hơn, nếu có sự xuất hiện của các chỉ số khác như AQ, CQ, SQ,...

9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp

Nói cách khác, chỉ số IQ cao sẽ giúp ta dễ dàng được nhận việc hơn. Nhưng để có thể làm việc lâu dài, thăng tiến xa thì ta cần có chỉ số EQ cao. IQ cao sẽ giúp chúng ta tư duy, phán đoán chính xác hơn, còn EQ sẽ giúp ta đưa ra những quyết định với tầm nhìn xa, dễ thấu hiểu và hòa đồng với người khác hơn.

Không ít người chỉ vì có EQ thấp đã gặp bất lợi trong sự nghiệp, khi họ thường làm những điều gây khó chịu, phật lòng người khác. Có thể hiểu rằng, sự yếu kém về nhận thức và các kỹ năng xã hội chính là trở ngại lớn khiến họ không thể thăng tiến. Dước đây là 9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp, nếu có ta cần nhanh chóng khắc phục.

9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó gặt hái thành công

Người nhút nhát

Trong môi trường công sở, những người thường xuyên sợ hãi hay hèn nhát dễ có những hành vi không đúng đắn. Vì sợ sai, sợ bị trách mắc, họ thường tìm cách trốn tránh trách nhiệm, hay giấu đi sai lầm của mình, thậm chí là nhanh chóng đổ lỗi cho người khác

Thực ra, nỗi sợ hãi là sẽ một động lực rất lớn nếu ta biết cách tận dụng nó. Sợ hãi sẽ khiến ta chùn chân, cẩn thận quan sát vấn đề trước khi đưa ra quyết định gì đó.

9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp

Người bi quan

Trong bộ truyện Harry Potter của J.K. Rowling, Giám ngục (Dementor) được coi là một trong những sinh vật hắc ám đáng sợ nhất. Các giám ngục Azkaban thường không có mặt mũi, hình thể nhất định, nhưng vẫn có thể di chuyển tựa như những bóng ma. Chúng có vũ khí ghê rợn chính là "nụ hôn giám ngục", có thể rút hết mọi ký ức hạnh phúc, để lại nạn nhân với những kỉ niệm tăm tối, đau đớn nhất. 

Rowling cho biết, cô đã tạo ra sinh vật Giám ngục này sau khi phải trải qua những cơn trầm cảm nặng nề trước khi gặt hái thành công. Với cô, đó là những ngày tháng "khó có có thể hình dung rằng bạn sẽ có thể vui vẻ trở lại, không còn hy vọng gì cả".

Những người quá bi quan trong cuộc sống đôi khi sẽ khiến người khác tiêu cực theo. Họ dường như lúc nào cũng nghĩ tới kết cục xấu nhất, đôi khi áp suy nghĩ tiêu cực, bi quan của họ lên người khác ngay cả trong những tình huống ôn hòa. Nếu một ngày nọ ta cảm thấy trạng thái tinh thần, tâm lý của mình luôn buồn bã, tuyệt vọng trong thời gian dài, hãy thử tới gặp bác sĩ tâm lý để tìm hướng giải quyết.

Người kiêu ngạo

Một nghiên cứu tại đại học Akron cho thấy, sự kiêu ngạo có thể tác động và liên quan tới vô số vấn đề ở nơi làm việc. Những người kiêu ngạo thường có sự tự tin quá đáng, luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác và coi thường tất cả. Trên thực tế, những kẻ kiêu ngạo thường thể hiện thấp hơn những gì họ tưởng, thường xuyên có cảm giác không hài lòng nhưng không bao giờ nhận lỗi về mình mà luôn tìm cách đổ cho người khác.

9 kiểu người sở hữu EQ thấp khó thành công trong cuộc đời lẫn sự nghiệp

Người thao túng

Người thao túng thường tìm cách lôi kéo, điều khiển người khác làm theo ý mình một cách rất tinh vi, khéo léo. Họ thường có vỏ bọc là một người nổi bật, thành đạt, và truyền bá tư tưởng "Đây là cách mà chúng ta đã thành công", mong muốn người khác làm theo ý của họ.

Đôi khi, ta có thể bị thao túng bởi những người mà ta tin tưởng nhất, bởi ta đã để lộ cho họ điểm yếu của mình. Nếu cảm thấy bản thân đang bị dắt mũi hay tẩy não, hãy cẩn thận và tìm cách thoát ra khỏi tình huống đó trước khi có chuyện không hay xảy ra.

Người thất thường

Những người có tính cách thất thường, hay thay đổi thường không thể làm việc gì từ đầu đến cuối. Thay vào đó, họ thường làm việc tùy hứng, và đôi khi cũng may mắn đạt được thành tựu nào đó. Thế nhưng, một khi hứng thú đó qua đi (và thường rất nhanh chóng), thì họ sẽ chật vật trên con đường sự nghiệp của mình.

Những người thất thường trong tính cách còn rât khó kiểm soát cảm xúc bản thân, họ sẽ liên tục đả kích, chĩa mũi dìu về phía người khác để đổ lỗi, chỉ trích. Họ thường gặp khó trong công việc do bị cảm xúc làm lu mờ lý trí, không thể kiểm soát tình tình khiến các mối quan hệ dễ bị phá hỏng.

Người tự coi mình là nạn nhân

Ban đầu, ta rất cảm thông với những vấn đề của họ và tìm mọi cách để giúp đỡ. Dù vậy, theo thời gian, ta sẽ nhận ra họ lúc nào cũng gặp khó khăn, và thực tế thì họ chỉ đang tìm cách thoái thác trách nhiệm mà thôi.

Những người luôn con mình là nạn nhân rất khó để nhận ra sai sót của chính mình mà luôn tìm lý do để chống chế. Họ thường né tránh trách nhiệm, bàng quan với những việc liên quan đến mình, nếu bị chỉ trích thì thường thanh minh, giải thích rằng đó không phải lỗi của mình. Thực ra, những lần sai sót, vấp ngã đó chính là cơ hội để ta học hỏi, trưởng thành chứ không phải để bỏ cuộc.

Người ba phải

Những người này không có chính kiến, làm gì cũng chọn nước đôi và rất khó để đưa ra quyết định. Họ thường chọn con đường ít bị phản đối nhất, né tránh xung đột và luôn giữ tư tưởng "huề vốn" thay vì đấu tranh cho chính mình. Những người này rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, bởi họ quá tin tưởng và luôn muốn làm hài lòng người khác. 

Người cả tin

Giống như người ba phải, những người cả tin thường bị lợi dụng do họ quá... tin người và hiền lành. Họ chỉ biết đi theo đám đông, làm theo những gì người khác sai khiến. Nếu có ai đó ở cấp trên giao việc, thay vì nhìn nhận xem điều đó có nên làm hay không và đưa ra lời góp ý, họ cứ thế cắm đầu làm.

Họ cũng không dám thương lượng mức lương của mình, không dám đặt câu hỏi, không dám nói "không" với bất cứ ai. Họ rất khó thăng tiến trong sự nghiệp bởi họ quá ngây thơ, dễ bị lợi dụng và không được nhiều người tôn trọng.

Người hay xin lỗi

Người hay xin lỗi thường rất thiếu tự tin, luôn sợ thất bại và nghĩ rằng nói lời xin lỗi sẽ là giải pháp an toàn. Ta không nên làm như vậy, ta chỉ nên xin lỗi nếu đó là lỗi của ta, chứ không phải xin lỗi vì muốn cho qua chuyện.

Giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể sẽ phản ánh tầm quan trọng về ý tưởng và vị trí của ta. Nếu ta thực sự tin rằng mình biết được điều gì đó giá trị, giúp ích được công ty, hãy tự tin chia sẻ chúng.

Theo Songdep.com.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 scandal chấn động nhất của showbiz Hoa ngữ nửa đầu năm 2021

Đọc nhiều nhất