Mùa vải thiều đến rồi, không được bỏ qua những điều kiêng kỵ này khi ăn vải

Mùa vải thiều đến rồi, không được bỏ qua những điều kiêng kỵ này khi ăn vải

2021-05-27 20:05
- Vải thiều là một loại trái cây phổ biến trong mùa hè, thế nhưng, ăn như thế nào để tránh gây hại thì không phải ai cũng biết.

Cứ hè về là lại báo hiệu mùa vải thiều sắp đến, thứ quả ngon, ngọt, mọng nước rất được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, vải thiều còn chứa nhiều dưỡng chất quý giá có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.  

Tuy nhiên, quả vải không phải loại quả mà bạn có thể ăn bừa bãi và thoải mái, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây khi ăn vải để tránh gây những hậu quả đáng tiếc.  

Không ăn vải khi đói  

Quả vải có chất tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, vải tươi có chứa nhiều đường, khi bụng rỗng nếu ăn vải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày, đầy hơi. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều vải trong thời gian ngắn sẽ gây ra hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.  

 Ảnh minh họa  

Không ăn nhiều vải một lúc  

Ăn 1 lần không nên quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt  

Người tiểu đường không nên ăn  

Nhiều chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều vải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường do vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Những người này chỉ nên ăn ít hơn 6-7 quả vải mỗi lần.  

Không ăn khi mới phẫu thuật  

Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.  

Không ăn khi cơ thể bị nóng trong  

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.  

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.  

Không bỏ lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải  

Khi bóc vải ra, ta thấy nó có một lớp màng trắng. Nếu không muốn bị nóng, hãy ăn luôn cả lớp màng trắng này, mặc dù nó có vị hơi chát. Và bạn cũng nhớ ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, những phần đó đều có tác dụng phòng tránh sinh hỏa.  

Xử lý khi bị ngộ độc vải  

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu bạn ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường đi vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây nên triệu trứng "say vải".  

Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.  

 Uống ngay 1 cốc nước đường khi có biểu hiện say vải  

Để phòng trừ ngộ độc vải, tốt nhất trước khi ăn ta nên ngâm vào nước muối loãng. Trước khi ăn có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.  

 

Theo VietNamnet  

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đã tới 15/9, dân mạng 'lót dép' chờ Thủy Tiên - Công Vinh sao kê

Đọc nhiều nhất