Lông 'vùng kín' mọc ít có bất thường không?

Lông 'vùng kín' mọc ít có bất thường không?

Thiên Khuê 2022-04-28 14:00
- Lông vùng kín mọc ít thậm chí là “nhẵn nhụi” có thể khiến phái đẹp băn khoăn lo lắng về sức khỏe. Hiện tượng này có bình thường không?

Vì sao lông vùng kín mọc ít hoặc thậm chí không có?

Nhiều người khổ sở bởi vùng kín lông rậm rạp và tìm cách tẩy bớt, trong khi đó cũng có một số chị em phụ nữ lo lắng bởi cô bé của mình “thoáng đãng” khác thường. Vậy lông vùng kín mọc ít có bình thường không?

Theo chuyên gia sức khỏe cho biết, những người có quá ít lông (hoặc thậm chí không có) ở “cô bé” chủ yếu có thể do một trong những nguyên nhân sau.

Lông vùng kín mọc ít có bất thường không?

Nội tiết tố sinh dục quá thấp

Nội tiết tố sinh dục (sexhormone) đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chất và sinh lý ở con người. 

Thông thường, các cô gái khi bước vào độ tuổi thanh xuân thì sexhormone tiết ra nhiều hơn, vùng âm hộ bắt đầu mọc lông. Các sợi lông ở khu vực này dần dần trở nên cứng hơn, rậm rạp và hơi xoắn cong.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó có thể bẩm sinh hoặc bệnh tật mà một số người có lượng sexhormone quá thấp, dẫn đến tình trạng vùng kín ít lông, hoặc rất nhẵn nhụi như các bé gái chưa dậy thì.

Hội chứng thưa lông

Hội chứng thưa lông chia thành 2 nhóm là thưa lông do sinh lý và thưa lông do bệnh lý. Đa số phụ nữ bị chứng thưa lông đều có nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt, chức năng tình dục và sinh sản đều bình thường.

Lông vùng kín mọc ít có bất thường không?

Tuy vậy, nếu là thưa lông mang tính bệnh lý thì có thể do di truyền của nhiễm sắc tố giới tính dị thường. Trường hợp này ngoài hiện tượng thưa lông hoặc không mọc lông vùng kín thì cơ thể cũng thường thấp bé, ngực ít phát triển, dễ bị tắc kinh, ảnh hưởng sinh sản.

Chức năng tuyến giáp suy giảm

Lông vùng kín mọc ít ở nữ giới còn có thể do suy giảm chức năng tuyến giáp. Trường hợp này, hormone tuyến giáp quá ít không thể duy trì hoạt động trao đổi chất bình thường, khiến âm hộ mọc lông thưa thớt và kèm theo giảm ham muốn tình dục, thậm chí lãnh cảm.

Các thể thùy bị giảm chức năng

Phụ nữ sau khi sinh con bị xuất huyết nhiều, dễ dẫn đến chức năng các thể thùy suy giảm. Biểu hiện chủ yếu là cơ thể gầy gò, ngừng kinh nguyệt, không thể có con lần sau, kèm theo toàn thân uể oải, lông cơ thể rụng nhiều bao gồm lông vùng kín.

Lông vùng kín mọc ít có bất thường không?

Ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng lông âm hộ. Ví dụ nếu trước tuổi dậy thì mà bé gái dùng Glucocorticoid trong thời gian dài sẽ gây ức chế chức năng thể thùy và tuyến thượng thận, nội tiết ít đi gây chứng thưa lông.

Lông vùng kín ở nữ giới có tác dụng gì?

Lông ở khu vực “cô bé” tuy không lộ ra ngoài nhưng lại nhiều tác dụng quan trọng. Các sợi lông vùng tư mật có nhiệm vụ ngăn cản các bụi bẩn, ngoại vật và vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, thời tiết nóng nực, cơ thể sẽ tản nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Vừa vặn tuyến mồ hôi ở lông vùng kín rất nhiều, có thể tăng tốc ổn định thân nhiệt, đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Lông vùng kín mọc ít có bất thường không?

Đặc biệt, những sợi lông “bí ẩn” này còn là chất xúc tác giúp người chung chăn gối thêm hưng phấn và thăng hoa, nâng cao cảm xúc cho cuộc ân ái của bạn.

Có thể thấy, lông vùng kín rất có ích cho tâm sinh lý của phái đẹp. Vì vậy, bạn không nên cạo lông quá nhiều, chỉ nên duy trì mật độ bình thường để tránh ngứa ngáy khi vùng kín mọc quá rậm.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có hiểu biết đúng đắn về tình trạng lông vùng kín mọc ít, từ đó có biện pháp cải thiện hợp lý và an toàn.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những câu chuyện trải nghiệm thập tử có thật trên thế giới

Đọc nhiều nhất