Con có thể tím tái rồi tử vong ngay vì mẹ không hề biết những lỗi 'tử thần' này khi cho con ăn mỗi ngày
Tin liên quan
Mới đây chị Rebecca Taylor (California, Mỹ) chia sẻ về câu chuyện con trai suýt nguy hiểm tính mạng vì sữa mẹ quá nhiều. Theo lời chị Taylor, khi đang bú, con trai chị gần như ngừng thở, sau đó lịm dần đi. Khi thấy con có triệu chứng như vậy, chị đã vội vàng gọi xe cấp cứu đưa con đi bệnh viện.
Chị Taylor cho rằng, đây tưởng chừng là tai nạn hiếm gặp nhưng xác suất xảy ra không phải là ít. Bản thân chị không ngờ lại xảy ra với con mình.
Việc trẻ bị sặc, nghẹn hay ngừng thở khi bú sữa không phải là điều hiếm gặp. Điều này có thể xảy ra khi sữa mẹ quá nhiều trong khi đường ăn của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Ngay cả cho trẻ bú ở tư thế không đúng rất dễ xảy ra những tình huống này.
"Lỗi sai của phụ huynh là cho bé bú và thấy con bú là yên tâm nhưng không hề quan tâm đến việc con có bú đúng tư thế không hay là có điều gì bất thường không. Thường chỉ khi tím tái hoặc trẻ ngưng thở mới dừng lại và tá hỏa gọi cấp cứu thì có khi đã muộn", bác sĩ Nhi khoa Phạm Tuấn cho biết.
Mặt khác, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn khi ăn uống dễ bị sặc, nghẹn nhất là thời điểm vừa ăn vừa nói, cười, trò chuyện hay đùa nghịch. Chỉ cần một chút sơ sẩy cũng khiến cho trẻ bị sặc sữa vào đường thở ngay lập tức dẫn đến tím tái và nghẹt thở, ngưng thở.
"Nhiều bà mẹ vẫn thiếu sự quan tâm đến con cho nên thường đợi đến khi con đói, khóc rồi mới cho bú. Trong trường hợp này, trẻ đói quá sẽ lao vào bầu vú hoặc bình sữa rất nhanh nên dễ bị nghẹn, sặc. Do đó, khi con bú mà thấy sữa trào ra hoặc sắc mặt của trẻ có sự thay đổi phải dừng ngay lập tức để tránh sữa đi đường thực quản quá nhiều", bác sĩ Tuấn cho hay.
Theo bác sĩ Tuấn, nhiều bà mẹ khi thấy con cố rời ra khỏi bầu vú hay bình sữa do đang có nhiều sữa trong miệng hoặc không muốn ăn nhưng vẫn cố ép con ăn thêm. Chính điều này rất nguy hiểm, làm cho lượng sữa trong miệng tăng lên khiến trẻ bị sặc, sữa vào đường thở mà chính mẹ cũng không hay biết.
Bú bình khi nằm và cho bú khi đang ngủ nguy hiểm
Một thói quen thường thấy nhất ở các phụ huynh là khi cho con bú bình thường để mặc kệ con tự xoay sở. Có khi trẻ vừa nhắm mắt vừa bú bình hoặc nằm nghiêng bú bình đều rất nguy hiểm.
"Thay vì để mặc con tự bú bình thì người lớn phải giám sát. Không để trẻ vừa bú bình vừa lăn lóc trên giường. Tốt nhất trẻ nên ngồi để bú bình, không nên nằm. Khi cho trẻ bú bình phải nghiêng bình sữa 45 độ để sữa ngâp lỗ thông và không mút nhiều không khí", bác sĩ Tuấn khuyên.
Nguy hiểm nhất phải kể đến là cho con ăn sữa, cơm khi bé đang gà gật buồn ngủ hay cả lúc đang ngủ. Điều dễ nhận thấy là không ít bà mẹ cho con cầm bình sữa và uống khi trẻ sắp đi vào giấc ngủ. Khi trẻ uống được một phần sẽ ngủ nhưng vẫn tiếp tục bú bình trong vô thức. Không ít phụ huynh xem đó là hình ảnh đáng yêu. Nhưng như vậy là việc có thể dẫn đến sặc, nghẹn khó cứu kịp thời.
"Khi trẻ uống sữa vào miệng sẽ phải nuốt xuống thực quản và dạ dày. Nhưng khi trẻ đã ngủ quên thì có thể phản xạ nuốt không xảy ra nữa. Lúc đó, sữa sẽ tồn lại trong miệng quá nhiều, thực quản bị đầy và sẽ tràn sang đường thở hoặc mũi", bác sĩ nói.
Để phòng chống sặc sữa khi bú, nếu mẹ có quá nhiều sữa phải chọn tư thế thoải mái nhất, không để bé bú khi nằm. Nếu sữa nhiều nên cho bé bú một chút rồi ngừng lại sau đó mới cho bú tiếp, tuyệt đối không ép trẻ bú quá lâu.
Phương Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất