Cách 'sạc năng lượng', thoát hội chứng 'burn-out' trong công việc nhanh nhất
Tin liên quan
Như chúng tôi đã đề cập đến hội chứng "burn-out" hay còn gọi là "cháy sạch" trong các bài viết trước, để đề phòng hội chứng này, bác sĩ Cao Hồng Phúc, giảng viên Khoa Y học Lao động, Học viện Quân y cho rằng quan trọng nhất là bản thân phải xác định được ngưỡng cố gắng, tránh quá sức.
Theo bác sĩ Hồng Phúc, phục hồi năng lượng khi bị rơi vào hội chứng "burn-out" rất quan trọng. Khi bạn gặp phải hội chứng này, cần phải tăng cường các thực phẩm dễ hấp thu và dễ chuyển hóa.
Đường là thực phẩm hồi phục về năng lượng rất tốt. Bạn có thể pha nước đường với độ ngọt vừa phải và uống từ từ. Bạn nên bổ sung thêm nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả, sinh tố và các thực phẩm giàu vitamin B1 (Vitamin B1 thúc đẩy chuyển hóa, phục hồi năng lượng trong cơ thể, khắc phục các triệu chứng suy kiệt về mặt thể lực).
Tự tạo những thói quen thoát khỏi stress
Theo bác sĩ Hồng Phúc, mất ngủ thường gây ra hàng loạt các bệnh lý về tâm thần. Một giấc ngủ ngon và sảng khoái sẽ giúp cho cơ thể và tinh thần nhanh chóng phục hồi. Giấc ngủ ngon sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục lại sức lực đã tiêu hao, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não.
Tăng cường hoạt động thể chất giúp cho não giải phóng endorphins, một loại hoóc môn cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác lo âu, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Luyện tập thể thao bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe… là cách “sạc năng lượng” giúp cơ thể tránh khỏi được những mệt mỏi.
Đối với những người công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, sau 30 phút ngồi nên đứng lên đi lại quanh hành lang, leo cầu thang hoặc đi dạo quanh văn phòng.
Thay vì ôm nhiều công việc khiến cơ thể căng thẳng, bạn hãy chia sẻ công việc đó cho đồng nghiệp. Biết cách nói “không” với những công việc cảm thấy vượt quá năng lực và khả năng của bản thân.
Học cách kiểm soát căng thẳng bằng cách không âm thầm chịu đựng. Bạn nên tâm sự hoặc nói ra với bạn bè, đồng nghiệp, người thân để được chia sẻ. Hoặc dừng ngay mọi công việc nếu bạn cảm thấy chán, thay vào đó làm những thứ cho bạn cảm thấy thích thú như: đi gặp bạn bè, đi xem phim. Bởi khi có tâm trạng vui vẻ, hội chứng burn-out tự biến mất.
Để khắc phục hội chứng này, hãy tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được hành vi bột phát. Người bệnh sẽ buộc phải nghỉ ngơi, dành thời gian thư giãn đầu óc và cho cơ thể phục hồi.
Nhận diện đúng hội chứng "burn-out"
Burn-out dễ bị nhầm lẫn với kiệt sức, stress, cho nên cần phải hiểu đúng và nhận diện chính xác những đặc điểm riêng có.
Kiệt sức thường gặp trong trường hợp lao động thể lực quá lớn, tập luyện thể thao quá nhiều, tức là dùng sức lực quá lớn, mà họ không có sự căng thẳng về mặt thần kinh. Người bị kiệt sức chỉ suy sụp, giảm sức cơ, giảm khả năng co cơ, truyền dịch sẽ có thể hồi phục, nhưng với "burn-out" rất khó hồi phục.
Căng thẳng hay stress sẽ không mệt mỏi cơ, sức cơ hay đo điện cơ vẫn bình thường. Nhưng những người mắc hội chứng" burn-out" không có khả năng co cơ. Bởi hội chứng "burn-out" tập trung cả 3 nhóm: thể lực suy kiệt, hành vi suy kiệt, cảm xúc suy kiệt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của "burn-out":
Về thể chất: Cảm thấy mệt mỏi và không có đủ thời gian để làm việc; khả năng miễn dịch giảm, cơ thể khó chịu; nhức đầu thường xuyên, đau lưng, đau nhức cơ bắp; thay đổi trong ăn uống hoặc thói quen ngủ.
Về cảm xúc: Cảm giác thất bại và tự nghi ngờ; cảm thấy bất lực, bị mắc kẹt; cô đơn, cảm giác một mình trên thế giới.
Về hành vi: Từ bỏ trách nhiệm; tự cô lập mình...
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất