Ăn gạo lật nẩy mầm hằng ngày giúp ngăn chặn tăng Cholesterol
Tin liên quan
Mối liên quan giữa bệnh mạch vành và lượng cholesterol toàn phần trong máu đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu. Rối loạn mỡ máu còn có thể gây bệnh mạch vành thông qua con đường gây mảng vữa xơ.
Tiêu thụ chất béo có liên quan tới bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, cao huyết áp, viêm xương khớp. Cả số lượng và loại chất béo đều quan trọng. Chế độ ăn nên giảm chất béo kết hợp với acid béo no và cholesterol.
Acid béo no có nhiều trong mỡ, bơ và nước luộc thịt. Acid béo no có khả năng ảnh hưởng tới giảm thành phần HDL-C nhiều nhất và làm tăng cholesterol.
Acid béo thể trans có nhiều trong mỡ, sữa động vật ăn cỏ làm tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL và giảm HDL dẫn đến làm tăng tỷ lệ triglycerit/HDL và LDL/HDL dẫn đến làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Nghiên cứu của Miura D và cộng sự đăng trên tạp chí Life Science, 2006 cho thấy gạo lật nảy mầm có ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa cholesterol, giảm triglycerit, cholesterol toàn phần, giảm LDL và tăng HDL dẫn đến giảm tỷ lệ triglycerit/HDL và LDL/HDL và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn có thể hạn chế sự rối loạn mỡ máu một cách đáng kể. Khi đã bị tăng mỡ máu thì càng nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu và phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Ăn gạo lật nẩy mầm giảm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không liên quan với lượng đường huyết khi đói.
Nếu điều chỉnh nồng độ đường huyết khi đói mà không điều chỉnh đường huyết (ĐH) sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ.
Nghiên cứu cũng cho thấy tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn lớn hơn 10 mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn thấp hơn 8 mmol/l. Hàng loạt các nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ tăng đường huyết sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, trong khi đó không thấy sự tương quan này với đường huyết khi đói của bệnh nhân.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tăng cao của đường máu sau ăn trên bệnh nhân ĐTĐ đã làm biến đổi sự giải phóng gốc tự do và biến đổi các sản phẩm tạo ra từ gốc tự do, chức năng nội mạc của mạch máu cũng thay đổi. Ngoài ra, sự tăng cao đường máu sau ăn gây rối loạn hoạt động chức năng của các sợi collagen trong cấu trúc mạch máu và giảm thiểu khả năng giãn của các mạch máu trong cơ thể người bệnh.
Các nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp Tokushima, Nhật Bản đã nghiên cứu và đưa ra kết luận “gạo lật nảy mầm có tác dụng giảm đường máu sau ăn một cách rõ rệt hơn nhiều so với gạo trắng thông thường trên bệnh nhân ĐTĐ”.
Ăn gạo lật nẩy mầm nguồn dinh dưỡng cho bệnh nhân mỡ máu
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu là nguy cơ của xơ vữa động mạch làm nghẽn mạch dẫn đến các bệnh động mạch ngoại vi, tai biến mạch máu não… và có thể dẫn đến đột quỵ.
Nghiên cứu năm 2008 ở các đối tượng 25 - 74 tuổi tại Hà Nội cho tỷ lệ đối tượng bị rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu là 59,8%, tỷ lệ tăng cholesterol là 47,2%, tỷ lệ tăng triglycerid là 38,4%, và có 25,9% đối tượng tăng cả cholesterol và triglycerid
Rối loạn mỡ trong máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ luyện tập của mỗi một con người. Rối loạn mỡ máu cũng có thể gặp ở người béo phì hoặc do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Còn tăng triglycerid hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa và di truyền…
Các nhà khoa học khuyên rằng cần phải điều chỉnh rối loạn mỡ máu bằng những chế độ ăn khoa học trước khi sử dụng các thuốc hạ mỡ máu.
Nghiên cứu 40 thử nghiệm lâm sàng trên động vật cơ quan FDA của Mỹ khuyến cáo sử dụng cám ngũ cốc là một phần của chế độ ăn giảm hàm lượng chất béo góp phần giảm nguy cơ của rối loạn mỡ máu và bệnh mạch vành.
Thực nghiệm của ông Mizukuchi và cộng sự trên tạp chí Japanese Adult Diseases cho thấy sử dụng gạo lật nảy mầm có thể làm giảm 50% hấp thu chất béo ở ruột (với chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao) so với bánh mì trắng. Gạo lật nảy mầm cũng có một lượng xơ cao gấp 9 lần so với gạo trắng thông thường.
Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ giảm nhẹ khi mẹ bầu ăn gạo lật nẩy mầm
Theo thống kê y tế có khoảng 2-3% bà mẹ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK). ĐTĐTK gây nhiều biến chứng cho mẹ và bé như tiền sản giật, đa ối, phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh và nguy cơ tử vong… Ngoài ra còn gây biến chứng cho thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh, dị tật bẩm sinh, biến chứng ở trẻ sơ sinh như hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu…
Bà mẹ mang thai nên được tầm soát ĐTĐTK từ tuần thứ 24-28. Ngoài việc theo dõi đường máu lúc đói thì việc theo dõi HbA1C rất quan trọng. Đây là chỉ số đường đường huyết trung bình của 3 tháng. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới thì HbA1C của người bình thường là dưới 5,6. HbA1C từ 5,7 trở lên được định nghĩa là tiền ĐTĐ, HbA1C từ 6,5 trở lên được định nghĩa là ĐTĐ.
Bà mẹ mang thai có chế độ ăn không hợp lý. Bà mẹ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai, chỉ nên tăng 10-12kg trong suốt thời kỳ mang thai. Bà mẹ sử dụng nhiều thức ăn tinh như gạo trắng, thức ăn có nhiều đường như mía, hoa quả ngọt, sữa với một lượng nhiều làm tăng nguy cơ ĐTĐTK.
Bà mẹ mang thai nên phòng chống ĐTĐTK từ giai đoạn sớm khi mang thai. Vì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng đều tăng trong thời kỳ mang thai nên bà mẹ vẫn phải ăn nhiều hơn bình thường nhưng nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường thấp mà lại nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa như gạo lật nảy mầm. Nếu thay thế gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm thì vẫn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, chất khoáng từ vỏ cám của gạo lật mà không gây tăng đường máu sau ăn. Ngoài ra gạo lật nảy mầm ưu thế hơn gạo lức thông thường là trong gạo lức có nhiều chất phytat gây ức chế hấp thu các vi chất dinh dưỡng nhất là sắt, kẽm… Quá trình nảy mầm đã biến chất phytat này thành inosotol làm tăng cường hấp thu chất khoảng và vi chất dinh dưỡng từ gạo và các thực phẩm khác trong chế độ ăn.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Nguồn sinh học Nhật Bản, Kanagawa cho thấy vùng dưới đường cong của chế độ ăn sử dụng gạo trắng sau trong 2 giờ sau ăn 3200 mg min/dl (dao động từ 3000 mg min/dl -3400 mg min/dl),còn vùng dưới đường cong của chế độ ăn sử dụng gạo lật nảy mầm là 2400 mg min/dl (dao động từ 2200 mg min/dl -2600 mg min/dl).
Ăn gạo lật nẩy mầm phòng chống biến chứng tiểu đường thai kỳ
Theo thống kê y tế có khoảng 2-3% bà mẹ mang thai mắc đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ. Phương pháp điều trị bằng insulin cho bà mẹ mang thai mắc đái tháo đường đã làm giảm biến chứng cho bà mẹ và trẻ em tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều biến chứng vẫn có thể xảy ra tiền sản giật, đa ối, phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh và nguy cơ tử vong… Ngoài ra còn gây biến chứng cho thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh, dị tật bẩm sinh, biến chứng ở trẻ sơ sinh như hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu…
Bà mẹ mang thai bị mắc ĐTĐ thai kỳ bên cạnh được điều trị bằng insulin cần điều chỉnh chế độ ăn. Với chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao như sử dụng gạo trắng, bánh mì trắng, sữa bà bầu làm cho tình trạng đái tháo đường sẽ nặng thêm, phải tăng liều insulin. Quan trọng nhất là phải điều chỉnh chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp, làm hạn chế tăng đường máu sau ăn. Vì hầu hết các biến chứng xảy ra là do đường trong máu sau ăn quá cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn gạo trắng đã làm giảm lượng insulin trên bệnh nhân ĐTĐ và giảm sức đề kháng của insulin.
Nghiên cứu của Tzu Fan Hsu và cộng sự (đăng trên tạp chí J Nutr Sci Vitaminol) trên bệnh nhân ĐTĐ người Đài Loan cho thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ ăn gạo lật nảy mầm trong 6 tuần đã tăng insulin từ 6,4µU/mL lên 8,5µU/mL trong khi đó cũng chính nhóm bệnh nhân này ăn tiếp 6 tuần gạo trắng đã giảm insulin từ 8,8 µU/mL xuống 7,8 µU/mL. Nghiên cứu cho thấy chất GABA trong gạo lật nảy mầm gấp 10 lần gạo trắng thông thường, mà chất GABA có tác dụng kích thích tuyến tụy tổng hợp insulin. Ngoài ra lượng chất xơ hòa tan trong gạo lật nảy mầm gấp 9-10 lần so với gạo trắng, vì vậy làm hạn chế tăng đường máu sau ăn, làm hạn chế việc giảm đề kháng của insulin.
Bà mẹ mang thai mắc ĐTĐ thai kỳ nếu ăn gạo lật nảy mầm hàng ngày sẽ làm giảm lượng đường máu sau ăn, giảm HbA1C, kích tích tăng tổng hợp insulin của tuyến tụy.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm- Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất