Bất ngờ nguồn gốc những xu hướng thời trang đang thịnh hành

Bất ngờ nguồn gốc những xu hướng thời trang đang thịnh hành

Eve Nguyễn 2015-07-30 07:53
- Từ những bộ vest dành cho nữ giới đến những đôi giày bệt, món đồ thời trang yêu thích của bạn đều có những lịch sử khá thú vị.
Mỗi xu hướng thời trang thịnh hành hiện nay đều có những câu chuyện đặc biệt ẩn giấu ở phía sau. Nếu bạn muốn trở thành một tín đồ thời trang đích thực, thì hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu sâu thêm về ý nghĩa của chúng. 
 
Móng tay màu đỏ sẫm
Vai diễn Mia Wallace của nữ diễn viên Uma Thurman trong bộ phim bom tấn năm 1994 “Pulp Fiction” đã nhận được rất nhiều sự chú ý, trong đó, bộ móng tay đỏ của nhân vật này đã khơi mào cho một xu hướng mới. Móng tay của Uma được cắt ngắn, sơn màu đỏ thẫm với sơn móng mang tên “Rouge Noir” của hãng Chanel. Vào thời điểm đó, màu móng này được coi như một cuộc cách mạng mới trong làm đẹp và thời trang. Đây là màu móng được đích thân Karl Lagerfeld yêu cầu hãng Chanel chế tạo để dùng cho một buổi chụp hình của mình. Chỉ sau cơn sốt từ phim “Pulp Fiction”, doanh số bán loại sơn móng tay màu đỏ pha đen này đã vượt mức 1 triệu đô la trong năm đầu tiên, song song với sự ra đời của loại son môi đồng màu. Sau đó, màu sơn này cũng được danh ca Madonna sử dụng trong video ca nhạc “Take a Bow”. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Madonna với móng tay màu đỏ sẫm. 
 
Bộ lễ phục của nữ giới
Thiết kế mang tính biểu tượng của Yves Saint Laurent năm 1966 mang tên “Le Smoking” được coi là bộ lễ phục chính thức đầu tiên dành cho nữ giới. Đây là bước đầu tiên khi quần dài được sử dụng làm trang phục dạ hội cho phụ nữ, được đánh dấu là một trong những cuộc cách mạng đáng chú ý trong ngành thời trang. Trước đó, vào năm 1930, một nữ diễn viên Hollywood gốc Đức tên là Marlene Dietrich cũng đã từng mặc một bộ lễ phục dạ hội trong một cảnh phim “Morocco”, kết hợp với mũ chóp cao và nơ cài cổ màu trắng. Đây có thể được coi là hình tượng đầu tiên tạo cảm hứng cho việc kết hợp nét nam tính để tạo ra sự gợi cảm mạnh mẽ cho nữ giới. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Angelina Jolie cũng diện một bộ lễ phục tại lễ trao giải BAFTA năm 2014
 
Quần jeans
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Quần jeans bắt đầu thoát khỏi giới hạn trang phục bảo hộ lao động và dần dần đi vào giới thời trang từ thập niên 1930 và 1940 do sự bùng nổ của dòng phim cao bồi. Những chiếc quần jeans thế hệ đầu tiên được quảng cáo chào bán với cái tên “quần cao bồi”. Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, quần jeans bắt đầu trở thành một món đồ thời trang gây sốt, vì giới lính Mỹ bắt đầu mặc quần bò khi không phải làm nhiệm vụ, từ đó quảng bá phong cách này như một biểu tượng của tinh thần tự do, phóng khoáng của người Mỹ. Quần jeans nhanh chóng trở thành trang phục thường ngày được yêu thích nhất, cả phụ nữ và nam giới đều thích mặc. Cho đến khi những nhân vật tài tử trong các bộ phim nổi tiếng như James Dean trong phim “Rebel without a Cause” năm 1955 hay Marlon Brando trong phim “Kẻ hoang dã” năm 1953 được hâm mộ, thì quần jeans tiếp tục là biểu tượng cho phong cách thời trang bụi bặm, nổi loạn. Quần jeans được coi là biểu tượng cho những giá trị giản dị, phá vỡ những quy tắc ăn mặc truyền thống. Sau đó, nhiều ca sĩ như Elvis Presley hay Eddie Cochrane tiếp tục diện quần jeans và khiến giới trẻ càng bị cuốn vào trào lưu này. Trong thập niên 1950, nhiều trường trung học ở Mỹ đã phải ra lệnh cấm mặc quần jeans, nhưng điều đó càng khiến chiếc quần này trở thành biểu tượng cho phong cách thời trang cá tính. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Các thanh thiếu niên diện quần jeans vào giữa những năm 1950.
 
Xu hướng màu ánh kim loại
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Màu ánh bạc được sử dụng để diễn tả về “thế giới tương lai” lần đầu tiên khi dòng phim ảnh và văn hóa phẩm khoa học viễn tưởng được giới thiệu ở Hội chợ thế giới năm 1930. Nhưng phải đến thập niên 1960, xu hướng màu ánh kim loại mới bắt đầu “càn quét” ngành công nghiệp thời trang. Thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô đang cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực du hành vũ trụ, chính vì thế, các sáng tạo bao gồm của thiết kế, phim ảnh, sách truyện của Mỹ đều rất thích khai thác đề tài viễn tưởng. Năm 1964, một NTK người Pháp là Andre Courreges đã giới thiệu BST có tên “Moon Girl”, tưởng tượng ra những trang phục dành cho phụ nữ mặc khi du hành vũ trụ, gồm có những bộ váy ngắn dáng vuông may bằng vải màu trắng và màu bạc, cùng với những đôi boots ánh bạc và kính râm bản lớn. Sau đó, một NTK người Pháp khác là Pierre Cardin cũng thiết kế một BST tương tự mang tên “Moon Range”, tôn vinh chất liệu vải vinyl tổng hợp màu ánh kim loại, là tiền đề của xu hướng thời trang ánh kim ngày nay. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Một thiết kế trong BST Xuân Hè 2011 của Pam Hogg
 
Giày bệt kiểu ba lê
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều quy định hạn chế số lượng vải vóc mà mỗi NTK được phép sử dụng, trong đó, vải da trở nên rất hiếm hoi. Thời điểm đó, NTK McCardell đã phát hiện ra rằng giày múa của vũ công ballet có giá thành rất rẻ, vì được liệt vào danh mục “trang phục lao động” của giới nghệ sĩ, vì vậy bà đã sử dụng loại giày này trong các thiết kế của mình, và tạo đà cho kiểu giày này trở nên nổi tiếng. Kiểu dáng giày này nhìn chung rất thoải mái, phù hợp để vận động. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Nữ ca sĩ quá cố Amy Winehouse từng kết hợp giày ba lê với trang phục thường ngày
 
Diện mạo lưỡng tính
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Diane Keaton và Woody Allen trong phim "Annie Hall" năm 1977
Một trong những hình tượng khơi mào cho trào lưu nữ giới ăn mặc như nam giới là từ nữ diễn viên Katherine Hepburn khi bà đóng trong bộ phim “Câu chuyện Philadelphia” năm 1941. Sau khi đóng bộ phim này, Katherine cũng bắt đầu vận dụng luôn phong cách thời trang của nhân vật cho chính mình trong đời thường, rất hay mặc quần dài hoặc quần yếm. Sau đó, một bộ phim khác cũng trở thành nguồn cảm hứng cho phong cách này là phim “Annie Hall” năm 1977, do chính NTK Ralph Lauren thiết kế trang phục. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Katharine Hepburn, James Steward & George Cukor trong phim "Câu chuyện Philadelphia" năm 1940
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Một thiết kế trong BST Thu Đông 2015 của Margaret Howell
 
Giày đế bánh mì
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, các binh lính đóng quân ở vùng sa mạc thường đi giày da lộn với đế rất dày để phù hợp với khí hậu ở đây. Sau khi trở về, các binh sĩ tiếp tục diện những đôi giày này khi đi vui chơi giải trí ở các hộp đêm, từ đó biến kiểu giày này thành một trào lưu thời trang. Trước đây, giày đế bánh mì được coi là một xu hướng đặc trưng cho thời trang đường phố Nhật Bản, đặc biệt được các ban nhạc đi theo phong cách Visual Kei yêu thích. Gần đây, từ năm 2013, giày đế bánh mì bắt đầu trở thành một trào lưu được làm mới lại trên thị trường thời trang toàn cầu, được nhiều ca sĩ quốc tế ưa thích, trong đó có Carly Rae Jepsen và Rihanna.
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
 
Kẻ mắt đuôi dài
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Kiểu kẻ mắt đuôi dài là một trong những kiểu làm đẹp mang tính cổ đại đã chiếm lĩnh thị trường hiện đại. Đây là kiểu kẻ mắt mà nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã sử dụng để đấu lại với những ánh nhìn ma quỷ. Trong bộ phim kinh điển “Cleopatra” năm 1963, nữ diễn viên Elizabeth Taylor đã tái hiện sống động kiểu trang điểm này, khiến cho nó ảnh hưởng tới toàn bộ tâm lý làm đẹp của phụ nữ trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Người mẫu Twiggy trang điểm mắt theo cảm hứng Ai Cập năm 1967
 
Nút bấm túi xách cổ điển
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Kiểu túi xách đầu tiên sử dụng kiểu nút bấm tiện lợi này là dòng túi xách “Cashin-Carries” của hãng Coach do NTK Bonnie Cashin sáng tạo. Phần nút bấm được lấy cảm hứng từ chiếc nút khóa phần mui mở rộng của chiếc xe mui trần mà Bonnie sở hữu. Dòng túi xách này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của khách hàng, và từ đó, kiểu nút bấm tiện lợi đã được ứng dụng trong vô vàn các thiết kế túi xách, từ các thương hiệu cao cấp cho đến các thương hiệu bình dân. 
Nguồn gốc bất ngờ của những xu hướng thời trang thịnh hành
Nguyên mẫu túi xách của Coach do Bonnie Cashin thiết kế năm 1970
 
Eve Nguyễn
(Tổng hợp)
(Ảnh: Stylist, Rex Features)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Khi bình yên, người ta thường quên đi lời thề trong giông bão

Đọc nhiều nhất