Sau khi kết hôn, có hai điều mà người phụ nữ quan tâm nhất: một là trái tim người đàn ông, hai là ví tiền của anh ấy. Hầu như người vợ nào cũng muốn kiểm soát, quản lý tài chính trong gia đình. Tuy nhiên, không phải người chồng nào cũng tự nguyện đưa lương cho vợ, để vợ quản lý tài chính. Phần nhiều, họ sợ mất tự do, sợ phải "đi xin" chính những đồng tiền mà mình kiếm được. Điều này dẫn đến không ít mâu thuẫn trong gia đình.
Chị vợ chia sẻ bí kíp tuyệt khéo để chồng tự nguyện đưa lương
Mới đây, trên một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện gia đình, một người vợ tên Đ.N.H đã tâm sự câu chuyện gia đình của mình. Người vợ này đã chia sẻ bí kíp để chồng tự nguyện đưa lương cho mình. Đơn giản là người vợ cần bàn với chồng một kế hoạch tiết kiệm tiền. Ví dụ như hai người dự định mua nhà, mua xe hoặc tự kinh doanh. Đó chính là nguồn động lực để cả hai cùng cố gắng làm việc, tích cóp tiền.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, người vợ này cũng khuyên các chị em chỉ nên cầm 2/3 số lương thay vì cầm hết lương của chồng, vì anh ấy cũng cần chi tiêu và không muốn phải ngửa tay xin vợ chính đồng lương của mình. Khi quản lý chi tiêu trong gia đình, người vợ cũng cần viết ra một bảng thống kê chi tiêu để vợ chồng biết được mức chi tiêu của gia đình mình trong một tháng. Đây chính là cách để chồng tin tưởng vào khả năng quản lý tài chính của bạn.
Trích bài viết của người dùng này:
"CÁCH HAY ĐỂ CHỒNG TỰ NGUYỆN ĐƯA TIỀN LƯƠNG
Hãy bàn với anh ấy 1 kế hoạch mua nhà hay xây nhà hoặc chuẩn bị kinh doanh...chỉ đơn giản là tiết kiệm. Bạn cần nói rõ mục đích để anh ấy thấy bạn đang muốn thu vén chăm lo cho gia đình. Tất nhiên là bạn chỉ lấy 2/3 lương thôi vì anh ấý cũng cần chi tiêu.
Nếu bạn đang đi làm hãy viết bản thống kê lương của bạn chi tiêu vào đồ ăn thức uống hàng ngày. Lương của anh để tiết kiệm. Nếu bạn dang ở nhà trông con, sinh nở, không có thu nhập. Ban cũng nên viết ra bảng chi tiêu hàng tháng để anh biết, bạn chi gì vào đâu, tiết kiệm như thế nào.
Bạn đừng lo mới lấy về mà đã bàn tới việc tiền nong hay lấy lâu rồi quen việc tiền ai lấy tiêu giờ mà cầm tiền ngại. Hãy tự tin nói ra suy nghĩ của bản thân về việc quản lý tiền bạc với lập luận chặt chẽ, anh ấy sẽ tin tưởng và đưa tiền cho bạn giữa thôi."
(Ảnh chụp màn hình)
Những chia sẻ của người dùng này ngay lập tức đã nhận được 'cơn mưa' lời khen ngợi từ cộng đồng mạng. Ai cũng cho rằng nếu nói phải thì củ cải cũng nghe. Trước một người vợ khéo chi tiêu, vun vén cho gia đình thì người chồng nào cũng bị thuyết phục.
"Trước khi cưới chị em là thống nhất luôn nha. Đợi sau khi lấy về mới bàn chỉ có thiệt thân các chị ạ", người dùng Ngọc Anh viết.
"Nhà mình cũng chồng giữ tiền và lo chi tiêu. Bản thân mình đỡ nhức đầu mệt mỏi. Và có thời gian làm thứ mh thích", người dùng Tuyết Anh bình luận.
Cách hay để quản lý chi tiêu trong gia đình
Tiết kiệm tiền để đề phòng ốm đau, tai nạn
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều mà chúng ta không lường trước được như: thiên tai, tai nạn, ốm đau…Do đó gia đình bạn luôn cần có 1 khoản dự phòng để có thể chủ động khi có biến cố xảy ra. Tiết kiệm cũng là cách để các bạn có thể thực hiện một dự định lớn của gia đình như: mua nhà; mua xe… Dù bạn có thu nhập bao nhiêu, hãy luôn đảm bảo mình có 1 khoản tiền tiết kiệm.
Nắm được tổng thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng
Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình sẽ bao gồm cả lương, các khoản phụ cấp, thưởng hoặc tiền làm thêm của cả vợ và chồng. Các bạn luôn phải kiểm soát được con số này để có thể đưa ra cách phân bổ chi tiêu cho hợp lý. Khi biết được thu nhập của gia đình và cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu cùng nhau. Các bạn sẽ có cơ hội để nghĩ cách cải thiện thu nhập cũng như cân đối ngân sách tốt hơn.
Gửi tiết kiệm ngay sau khi lĩnh lương
Chúng ta đều biết là nên gửi tiết kiệm. Nhưng nhiều người lại nghĩ rằng cố gắng chi tiêu bớt đi, cuối tháng dư bao nhiêu mới gửi tiết kiệm. Điều này hoàn toàn sai lầm. Khi có tiền ở trong tay, bạn sẽ luôn nghĩ ra những việc khác nhau để tiêu tiền. Vì vậy, việc đợi đến cuối tháng mới gửi tiết kiệm sẽ khiến nhiều cặp vợ chồng bị vỡ kế hoạch chi tiêu. Ngay sau khi lĩnh lương, bạn nên gửi tiết kiệm luôn để tránh vung tay quá trán.
Kiều Anh
Gửi chàng trai 17 tuổi năm ấy: Chạm tay nhau một giây, có nhớ nhau cả đời