Cha mẹ không thay đổi suy nghĩ, bảo sao con lại 'nổi loạn'

Cha mẹ không thay đổi suy nghĩ, bảo sao con lại 'nổi loạn'

Ngọc Huyền 2021-07-30 13:26
- Không muốn con nổi loạn cha mẹ hãy bỏ ngay những sai lầm dưới đây.

1. Cố gắng kiểm soát sự bốc đồng của con

Cha mẹ cứ làm như vậy bảo sao con lại nổi loạn

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ bày tỏ sự thất vọng bằng cách răn con không được làm điều gì đó, nhưng trẻ thường sẽ làm ngược lại. Tuy nhiên, sự thật là không phải lúc nào trẻ em cũng có thể kiểm soát được sự bốc đồng của mình. Tự chủ là một kỹ năng chưa được phát triển đầy đủ ở trẻ, vì vậy bạn cần kiên nhẫn điều chỉnh con.

Bình tĩnh sẽ giúp chúng ta đối phó với tình huống này. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và đưa ra phản ứng có lợi nhất cho trẻ, đồng thời phù hợp với mong muốn của cha mẹ.

2. Kích thích quá mức

Cha mẹ cứ làm như vậy bảo sao con lại nổi loạn

Thật tốt khi khuyến khích con tham gia vào các hoạt động giúp chúng phát triển. Nếu con bị quá tải vì làm quá nhiều hoạt động, chúng ta có thể đang kích thích con quá mức. Trẻ bị kiệt sức có thể xuất hiện các biểu hiện như:

- Trẻ sơ sinh sẽ ủ rũ, mệt mỏi, quay mặt đi, nắm chặt tay.

- Trẻ mầm non sẽ mệt mỏi, ủ rũ, quấy khóc mà không thể giải thích được cảm xúc của mình, cáu kỉnh, không chịu tham gia bất kỳ hoạt động nào khác.

- Trẻ em học tiểu học sẽ vụng về, tìm kiếm sự chú ý nhiều hơn, yêu cầu giúp đỡ nhiều hơn bình thường.

Đó là lý do tại sao nên cân bằng các hoạt động để trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn.

3. Không biết cách đọc cảm xúc của con trong những tình huống đặc biệt

Cha mẹ cứ làm như vậy bảo sao con lại nổi loạn

Đôi khi, bạn có thể thay đổi tâm trạng khi mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là khi bạn đói. Điều tương tự cũng xảy ra với trẻ em, nhưng sự khác biệt chính là húng chưa biết kiểm soát cảm xúc tốt như người lớn. Do đó, bằng cách quan sát những thay đổi tâm trạng của trẻ, cha mẹ có thể hành động hiệu quả hơn bởi vì trẻ em không phải lúc nào cũng biết cách truyền đạt mọi thứ.

Có một số cách giúp trẻ tự tin chia sẻ cảm xúc hoặc con đang trải qua điều gì. Hãy hỏi con khi thấy con yên lặng. Hiểu những gì đang xảy ra với đứa trẻ cũng là điều cần thiết. Bạn có thể chia sẻ một câu chuyện của mình có liên quan đến tình huống tương tự với con để tạo sự kết nối cảm xúc và đồng cảm..

 

4. Không hiểu nhu cầu của con

Cha mẹ cứ làm như vậy bảo sao con lại nổi loạn

Nhiều khi cha mẹ cảm thấy khó hiểu khi lũ trẻ không thể tự chơi một lúc và dù yêu cầu con đứng yên nhưng con vẫn nghịch ngợm. Hầu hết trẻ em đều tràn đầy năng lượng đến nỗi chúng thực sự cảm thấy cần chạy nhảy ngay lập tức. Đó là lý do tại sao, thay vì cố gắng điều chỉnh con, bạn nên giúp con chuyển nguồn năng lượng đó vào một thứ gì đó có thể giúp con cân bằng. Ví dụ, cho trẻ đi chơi công viên, đi xe đạp, chơi bóng đá hoặc bất kỳ môn thể thao nào chúng có thể vận động.

5. Kìm hãm sự tự chủ của con

Cha mẹ cứ làm như vậy bảo sao con lại nổi loạn

Giống như hầu hết người lớn, trẻ em thích được tự chủ và cảm thấy mình có tiếng nói và có thể thể tự quyết định. Trẻ sẽ chống đối khi cha mẹ muốn giúp chúng làm việc gì đó. Đối với các bậc cha mẹ, điều đó rất kỳ lạ và họ không thể hiểu tại sao con làm như vậy. Tuy nhiên, nếu trẻ muốn tự làm việc gì đó phừ hợp sức lực, bạn nên để trẻ làm. Đây là cách tốt nhất để con biết mình có thể thực hiện các kế hoạch riêng và cảm thấy tự chủ hơn.

6. Làm gián đoạn mong muốn chơi của con

Cha mẹ cứ làm như vậy bảo sao con lại nổi loạn

Như đã đề cập ở trên, trẻ em có rất nhiều năng lượng để chơi đùa. Nếu con bạn như vậy, bạn nên nhớ rằng vui chơi là một phần cơ bản trong quá trình phát triển của chúng vì nó thực sự giúp con phát triển các kỹ năng khác nhau và học hỏi những điều mới. Tuy nhiên, đôi khi người lớn không thể hiểu được lời mời chơi đùa của trẻ hoặc nhầm nó với hành vi xấu. Thực tế trẻ chỉ muốn chia sẻ cảm xúc và giao tiếp với người khác. Do đó, bạn nên chấp nhận lời đề nghị chơi này, ngay cả khi nó làm gián đoạn một số hoạt động hàng ngày của cha mẹ

Ngọc Huyền – Theo brightside

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Trẻ nhỏ sinh vào 7 ngày này, tương lai thành danh, bố mẹ mở mày mở mặt

Đọc nhiều nhất