Nghệ thuật từ chức

Nghệ thuật từ chức

2016-04-27 09:38
- Khi bạn đã hoặc muốn tìm công việc tốt hơn cho mình thì việc chủ động xin từ chức không phải là một việc xấu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng rời khỏi nơi làm việc cũ không có nghĩa là bạn “muốn làm gì thì làm”.

Trước khi bạn từ chức cần phải làm tốt những việc gì? Chuyên gia tâm lý cho biết: Có một số nghi thức “chia tay” công sở mà bạn nhất định phải học. Không phải bạn không làm ở đây nữa thì chẳng cần biết có để lại ấn tượng tốt - xấu hay không ở nơi mình đã từng công tác. Hãy luôn biểu lộ một hình ảnh tốt dù là lúc bước vào hay rời khỏi công ty.

Nghệ thuật từ chức

1. Có sự chuẩn bị trước

Trước khi tuyên bố quyết định nghỉ việc, bạn nên xem lại sổ tay nhân viên hay hợp đồng lao động của mình, như thế sẽ hiểu được công ty có chính sách gì về quy định từ chức, chấm dứt hợp đồng, trả lại tài sản công ty và số phép năm bạn còn dư. Ngoài ra, đọc thêm những điều lệ chính sách tham khảo của công ty, tìm hiểu xem những thông tin nào sẽ có thể “công bố” cho vị sếp tương lai của bạn. Nếu đã tìm được công việc mới, bạn hãy đảm bảo rằng đã nắm trong tay “thư trúng tuyển” trước khi bạn đưa đơn từ chức.

2. Nghỉ hay không nghỉ phép năm

Nếu bạn còn phép năm chưa nghỉ và sau khi nghỉ việc cũng sẽ không được tính lại gì cả, thế thì có lẽ bạn nên nghĩ đến việc “sử dụng” hết phép năm trước khi từ chức, hoặc suy xét lại thời gian từ chức của mình.

Michael J. Goldfarb – luật sư kiêm tổng giám đốc Công ty tư vấn nghề nghiệp Holman HR khu vực phía bắc bang California cho biết: “Ở nhiều công ty, họ tính thời gian nghỉ phép năm như một bộ phận nằm trong lương, và người sở hữu lao động phải trả đủ số tiền này trước khi người lao động nghỉ việc hay hết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chừa đường hậu cho mình thì đừng chọn cách vừa mới nghỉ hết phép năm xong là tuyên bố từ chức ngay”.

Nghệ thuật từ chức

3. Trao đổi với sếp

Tanya Maslach – cố vấn nghề nghiệp về vấn đề quan hệ quản lý giữa sếp và nhân viên kiến nghị: “Từ chức cũng cần trịnh trọng và nên trao đổi một chút với sếp.” Bà nói: “Chuẩn bị tốt những lời bạn cần nói và phải trực tiếp, thành khẩn, rõ ràng”.

Vị cố vấn đề nghị người từ chức nên chủ động nhắc đến vấn đề bàn giao và giúp đỡ người kế nhiệm vị trí của mình, hỏi sếp xem nên làm thế nào mới tốt. Sau cuộc trao đổi, thảo luận mới nộp đơn từ chức nêu rõ lý do cho sếp, ghi chi tiết thời gian nghỉ việc và bạn có thể giúp đỡ những gì trong quá trình bàn giao công việc. Bạn nên giữ lại cho mình một bản photo đơn từ chức. Cách làm thông thường là đưa ra thời gian khoảng 2 tuần để bàn giao trước khi rời khỏi công ty, tuy nhiên các chuyên gia kiến nghị rằng nếu bạn đã làm ở công ty trên 5 năm thì nên cho sếp nhiều thời gian để bàn giao hơn. Bạn cũng nên chuẩn bị tốt cho tình huống phải nghỉ việc ngay vì có công ty sẽ yêu cầu như thế.

4. “Thuận tay lấy đồ” thật không đáng

Michael J. Goldfarb nói: “Đừng bao giờ có tâm lý ‘thuận tay’ lấy đi vài thứ nhỏ nhặt như đồ bấm giấy hay cái gỡ kim… điều đó thật sự không đáng”. Ông nêu ra: “Nếu công ty có gắn camera hoặc đồng nghiệp có ý kiến về bạn thì hành vi ăn cắp vặt này sẽ khiến bạn trở nên vô cùng khó coi. Trong vài tình huống, chỉ vì mất vài văn kiện mà bạn thậm chí sẽ bị kiện ra tòa đấy”.

Nghệ thuật từ chức

5. Xóa đi “dấu vết” điện tử của bạn

Hãy làm rỗng bộ nhớ trên trình duyệt của bạn, xóa đi những email cá nhân hoặc mật mã tài khoản ngân hàng mà bạn đã từng đăng nhập tại máy tính công ty, và cả những file cá nhân không liên quan đến công việc trong máy tính bạn thường dùng. Nếu công ty yêu cầu bạn giữ lại một số file phục vụ cho công việc thì không cần xóa.

6. Thành thực nhưng phải giữ tư thế chính diện

Trong khi trao đổi việc từ chức, bạn nên bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ công ty, nhưng cách đồng ý của bạn nên cố gắng giản đơn và chuyên nghiệp. Đừng bao giờ phàn nàn hay đùn đẩy trách nhiệm về công việc trong lúc này. Tanya Maslach nói: “Bất luận thế nào, bạn cũng không được nói trắng ra là mình chán ghét công việc sắp rời đi như thế nào. Nếu bạn muốn đưa ra một vài đề nghị hay cách làm hữu dụng, vậy thì hãy trình bày với sếp của bạn, nói với sếp rằng nếu sau này trong công việc muốn áp dụng phương pháp bạn nêu thì bạn sẵn sàng giúp một tay…”.

Nghệ thuật từ chức

7. Duy trì mối quan hệ gắn bó

Hãy xây dựng danh sách liên lạc với tập thể mà bạn từng gắn bó. Đây là cách làm tốt khi có thay đổi nghề nghiệp và nơi làm việc, ngoài ra bạn còn có thể phát hiện ra những cơ hội tiềm năng khác từ đây. Duy trì mối quan hệ thân thiện với các đồng nghiệp cũ, bởi vì có thể sau này có sẽ bước lên vị trí cao hơn và cần đến năng lực của bạn thì sao.

Nguyệt Quế

Xem thêm:

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Dưa hấu - THẦN DƯỢC trẻ hóa, giúp da tuổi 50 căng khỏe như đôi mươi

Đọc nhiều nhất