Vì sao bạn chưa tìm được việc làm?
Tin liên quan
Thiếu kỹ năng mềm
Đó chính là những kĩ năng mà môi trường đại học không dạy bạn. Trên thực tế ở những trung tâm giảng dạy mới đây cũng đã đưa “bộ môn” dạy kỹ năng mềm để các học viên có thể bồi đắp bản thân tốt hơn, phục vụ cho công việc cũng như trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, hòa nhập, xử lý tình huống, đọc viết, đồng cảm, chia sẻ, thể hiện cảm xúc, làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý tài chính, lãnh đạo…
Một đơn vị tuyển dụng bao giờ cũng chú ý đến kỹ năng mềm thay vì tấm bằng Đại học của bạn, kể cả đó là tấm bằng loại “Ưu”, nếu nhà tuyển dụng không tìm thấy ở bạn một số kỹ năng mềm thì bạn sẽ bị “out” một cách hiển nhiên.
Chọn sai nghề ngay từ khi học Đại học
Đây chính là vấn đề của bạn cũng như định hướng của gia đình ngay từ khi chuẩn bị chọn trường, chọn nghề. Rất nhiều sinh viên lựa chọn ngành nghề theo định hướng của gia đình chứ không phải vì đam mê của bản thân. Điều đó sẽ dẫn đến thái độ “học vì bố mẹ…” chứ không phải vì bản thân mình muốn học, cần học. Thái độ sẽ quyết định hành vi, hành vi sẽ quyết định kết quả. Bạn mong chờ gì ở đơn vị tuyển dụng chọn một người có thái độ “học vì bố mẹ muốn thế”? Bạn sẽ làm gì cho công ty của họ?
Khả năng giao tiếp kém
Khả năng giao tiếp chiếm 70% thành công khi phỏng vấn. Đối với hai ứng viên có CV ngang nhau, cùng ứng tuyển vào một vị trí thì đơn vị tuyển dụng sẽ chú ý đến ứng viên có khả năng giao tiếp tốt. Khả năng giao tiếp tốt bao gồm: Tự tin, nói năng rành mạch, rõ ràng, phong thái chững chạc, lịch sự, nghiêm túc, thể hiện được cá tính của bản thân, biết lắng nghe, biết tiếp thu, biết đưa ra yêu cầu đúng thời điểm, sử dụng ‘ngôn ngữ cơ thể” linh hoạt (cười, nói, các cử chỉ tay linh hoạt…)
Không biết lượng sức mình
Đây là một “vấn nạn” của sinh viên mới ra trường. Chưa có kinh nghiệm, chưa va chạm cuộc sống, kỹ năng mềm kém, tự tin quá mức vào tấm bằng Đại học, ảo tưởng về sức mạnh bản thân khiến bạn trở thành “thảm họa” ứng tuyển. Nên nhớ, bạn đang tìm việc, bạn chưa đủ giỏi để công việc tìm đến bạn. Vì thế, hãy dẹp cái “Tôi” thái quá của bản thân để có một công việc mà bạn muốn.
Không đủ nhiệt huyết
Câu hỏi từ khóa của đơn vị tuyển dụng sẽ luôn là “Bạn có yêu thích/đam mê với công việc này không?”. Đó là một câu hỏi có thể đánh giá được 60% thái độc của bạn với công việc mà bạn định ứng tuyển. Nếu như bạn thực sự yêu thích và quan tâm đến công việc đó, sẽ không khó để bạn chia sẻ về công việc ấy. Để chia sẻ những hiểu biết của mình, trước đó hãy tham khảo, tìm hiểu thật kĩ, thật sâu công việc đó trên cách kênh thông tin. Hãy nói những gì mình biết, đừng cố tỏ ra thông thái, vì thực sự bạn chưa từng thử sức thì làm sao bạn có thể hiểu cặn kẽ những khó khăn trong công việc đó?
Nhiệt huyết quá mức khi bạn chia sẻ cũng được đánh giá là chưa đủ nhiệt huyết. Bởi theo thống kê không chính thức của các đơn vị tuyển dụng, những ứng viên nào nói quá nhiều về “đam mê, nhiệt huyết” cho công việc khi ứng tuyển thì thường nghỉ việc ít lâu sau đó.
CV nhạt nhẽo
CV chính là “bộ mặt” của bạn khi đi xin việc. Nhìn vào CV của bạn, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Khi đăng tin tuyển dụng việc làm sẽ có rất nhiều CV gửi về công ty tuyển dụng. Các đơn vị tuyển dụng sẽ đọc lướt các từ khóa then chốt trong CV của bạn để xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Các CV có khả năng bị loại ngay từ đầu đó là: Sai lỗi chính tả, địa chỉ mail không nghiêm túc, trình bày rối rắm, không mạch lạc, nhiều thông tin thừa thãi không phục vụ cho công việc đăng tuyển…
Nếu bạn gửi CV đã lâu mà không thấy đơn vị tuyển dụng nào gọi thì có nghĩa là hồ sơ xin việc của bạn đã bị loại.
Diệu Quỳnh
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất