Tại sao đi ngủ sớm có thể hồi sinh sự nghiệp của bạn?
Tin liên quan
Khi bà Sheryl Sandberg – giám đốc kinh doanh của Facebook – người đã được tạp chí Forber bình chọn là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, đang trong giai đoạn đàm phán công việc với Mark Zuckerberg, Mark đã hỏi liệu bà có thể thu xếp một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào lúc 9h tối mai được không? Sheryl đã lịch sự từ chối và xin rời lịch hẹn sang thời gian khác. Khi Mark tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của bà thì bà đã thắng thắn thừa nhận rằng mình có thói quen đi ngủ sớm trước 9h30.
Với một số người, đi ngủ trước khi nửa đêm quả là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên không chỉ riêng Sheryl mà một số những người phụ nữ quyền lực khác trên thế giới cũng có thói quen đi ngủ sớm. Như Anna Wintour – tổng biên tập tạp chí thời trang quyền lực nhất thế giới Vogue có thói quen đi ngủ vào lúc 10 giờ tối và thức dậy vào 5 giờ sáng hôm sau để chơi tennis. Tới đệ nhất Phu nhân của Tổng thống Mỹ bà Michelle Obama người đã thắng thắn tuyên bố rằng mình là một người ham ngủ: “Khi bạn dậy vào lúc 4h30 sáng để tập luyện thì bạn sẽ buồn ngủ vào lúc 8h tối cùng ngày”.
Bà Aung San Suu Kyi – thủ lĩnh phe đối lập, chủ tịch Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ Myamar người đã đánh giá cao giá trị của việc đi ngủ sớm với việc hạnh phúc hay Arianna Huffington người coi việc đi ngủ sớm là “ưu tiên lớn nhất” trong cuộc sống của mình. Trong thực tế một số lượng lớn các CEO, các chủ doanh nghiệp và các doanh nhân, cả nam và nữ đều thừa nhận rằng dựa vào giấc ngủ sớm để nạp năng lượng cho ngày làm việc hôm sau.
Danh sách những người nổi tiếng coi trọng giấc ngủ sớm không dừng lại ở đó.
Hannah Williams – 41 tuổi giám đốc PR, bà mẹ của hai con cũng cho rằng năng lượng và khả năng làm việc của bà phụ thuộc rất lớn vào giấc ngủ. Bà có thói quen đi ngủ trước 10 giờ tối. “Bất cứ khi nào có ai đó hỏi tôi làm thế nào để có thể thực hiện điều đó, tôi trả lời: ngủ sớm thì dậy sớm. Tôi dậy lúc 5h30 để chạy bộ, kiểm tra email và liệt kê công việc cần làm trong ngày. Tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn và ít lo lắng hơn khi ở văn phòng. Và tôi biết rằng, chất lượng giấc ngủ tốt nhất khi ở nửa đêm.
Nó khác xa với hình ảnh một nữ doanh nhân dùng cafe để làm thanh tỉnh đầu óc, làm việc tới nửa đêm và ngủ có 4 tiếng (Không phải ai cũng có thể làm được như cựu thủ tướng Anh Magaret Thatcher). Kể từ đó, Huffington đã mô tả thiếu ngủ là "gốc rễ của tất cả các quyết định kinh doanh xấu" và đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của các chính phủ và các doanh nghiệp dành nhiều thời gian cho việc ngủ hơn, hy vọng nó sẽ làm giảm sự tập trung vào ý tưởng rằng bạn phải sẵn sàng “đốt cháy” để thành công.
Do đó trong khi ý tưởng về việc lên giường “gật gù” từ lúc 9 giờ trở nên quá xa xỉ đối với những người có cuộc sống bận rộn, có những công việc căng thẳng và bề bộn như chúng ta. Chúng ta đã quên mất rằng đi ngủ sớm chính là “vũ khí” hữu hiệu để cơ thể có một ngày làm việc hiệu quả vào hôm sau. Đánh tan sự căng thẳng do công việc chất chồng.
Gwyneth Paltrow thức dậy từ lúc 4h30 để tập yoga
Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, bác sĩ trị liệu giấc ngủ tại bệnh viện Nightingale, London cho rằng đi ngủ sớm chính là cách để bảo đảm sức khỏe và giữ dáng.
"Con người tiến hóa từ việc đi ngủ sớm. Thời kì săn bắn và hái lượm, sẽ có nhiều nguy cơ tiềm tàng của việc bị tấn công khi bình minh ló rạng. Do vậy mà tạo hóa đã cho chúng ta một giấc ngủ sâu vào ban đêm và tỉnh dậy khi những tia sáng đầu tiên xuất hiện”
Mặc dù vậy, một báo cáo năm 2013 từ Hội đồng nghiên cứu giấc ngủ cho thấy gần một nửa trong số chúng ta đi ngủ sau 11 giờ, trong khi chỉ 10% trong chúng ta nằm dưới tấm chăn từ 9 đến 10 giờ tối. "Ở các thành phố lớn, sự sẵn có của điện giá rẻ đã mang lại cho chúng ta ánh sáng nhân tạo và nhiều thiết bị điện tử khiến cho nhiều người “biến đêm thành ngày," Tiến sĩ Malcolm Von Schantz từ Đại học Surrey cho biết.
Kết quả là, hầu hết chúng ta đi ngủ muộn hơn nhiều so với tổ tiên của chúng ta đã làm. "Tiến sĩ Guy Meadows, Giám đốc Sleep School tin rằng với lịch trình bận rộn của chúng ta, giấc ngủ đã bị đưa xuống trong danh sách các hoạt động ưu tiên. "Chúng ta đang làm việc lâu hơn, về nhà muộn hơn và một khi chúng ta đang ở trong nhà, chúng ta kiểm tra email hay làm công việc làm thêm, tất cả điều đó có nghĩa là chúng ta không ngủ, nghỉ," ông nói. "Chúng ta vẫn muốn kết nối cộng đồng và giải trí nên chúng ta thức muộn hơn, xem ti vi hoặc nói chuyện với bạn. Và thế là thời gian ngủ bị cắt xén.”
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều vì tiếc rẻ một bộ phim đang theo dõi mà tự tay “cắt xén” thời gian dành cho giấc ngủ của mình và đánh mất những lợi ích thiết thực của việc đi ngủ sớm. Theo Meadows: “Ngủ đủ giấc sẽ giúp chúng ta tăng cường hiệu suất làm việc, tăng khả năng tư duy, trí nhớ, tăng cường sáng tạo và duy trì tâm trạng tốt. Đồng thời, và nó có thể điều tiết các hormone, kiểm soát sự thèm ăn, nâng cao sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường."
Thực tế, không một người sếp nào mong nhân viên của mình đến nơi làm việc với một bộ mặt bơ phờ, mắt thâm quầng thiếu ngủ đồng thời gà gật cả ngày. Theo bà Huffington, từ khi áp dụng chính sách ưu tiên cho giấc ngủ, bà chưa bao giờ cảm thấy sáng tạo hơn, hiệu suất làm việc cao hơn và ít phản ứng tiêu cực hơn đến vậy. Trong thực tế, ngủ sớm và dậy sớm đã được khoa học chứng minh đóng góp cho sự thành công.
Trong một nghiên cứu của Đại học Bắc Texas năm 2008, trong số 824 sinh viên những người tự nhận mình là 'ham ngủ’ có kết quả tốt hơn so với những người đi ngủ muộn. Các nhà nghiên cứu tin rằng những giải thích hợp lý nhất là mọi người đi ngủ sớm hơn, có nghĩa là họ bỏ qua các hoạt động ban đêm có khả năng gây mất tập trung.
Michelle Obama rời giường lúc 5 giờ để tập luyện
Một số quan niệm cho rằng khi đi ngủ sớm, dậy sớm tức là chúng ta đã bắt kịp với đồng hồ sinh học của trái đất. Với rất nhiều lợi ích như vậy, nhưng không phải ngay lập tức chúng ta có thể luyện cho mình thói quen ngủ sớm. Vậy làm thế nào để rèn thói quen đi ngủ sớm? Chúng ta hãy thực hiện từng bước. Hãy tham khảo nhật ký rèn luyện thói quen ngủ từ 9 giờ và thức dậy lúc 5 giờ của Natasha giám đốc nghệ thuật của Stylist – một “cú đêm” thật sự sau đây:
Ngày đầu tiên: Đi ngủ sớm một thách thức thật sự. Trong thực tế, tôi tỉnh như sáo, nhìn chằm chằm trần nhà tới 11 giờ đêm. Điều này làm cho việc dậy vào lúc 5 giờ sáng khủng khiếp. Tôi không thể. Tôi buộc phải lùi thời gian dậy vào lúc 6 giờ, mệt mỏi, bơ phờ.
Ngày thứ 2: Tôi cảm thấy đi ngủ lúc 9 giờ quả là khó. Tôi thường làm việc muộn nên 8h30 mới ăn tối. Điều này không có lợi lắm cho tiêu hóa và kết quả là tôi gặp ác mộng. Tuy nhiên tôi đã thành công thức dậy vào lúc 5h 30.
Ngày thứ 3 Tôi phải hủy chụp hình buổi tối để tôi có thể "đi ngủ". Tôi vẫn còn đấu tranh để đi vào giấc ngủ trước khi 22h 30, tôi cảm thấy mình khỏe khoắn hơn rất nhiều vào buổi sáng khi tôi đi dậy đi bơi.
Ngày thứ 4: Tôi thấy mình làm việc với nhiều năng lượng hơn: làm việc nhà, dọn dẹp rồi làm việc mà vẫn đầy năng lượng. Thật tuyệt vời, tôi duy trì trạng thái đó cho tới tận 10 giờ đêm.
Ngày thứ 5: Tôi cảm thấy mình đã bắt nhịp được và dần đi vào quỹ đạo. Mặc dù vậy tôi vẫn cảm thấy đi ngủ lúc 9 giờ và dậy vào lúc 5 giờ là quá sớm. Do vậy tôi sẽ điều chỉnh lại thời điểm thức dậy vào lúc 6h 30. Tạm thời bước đầu là vậy!
Thói quen rồi có thể sẽ được thay đổi. Để có chất lượng cuộc sống và làm việc tốt hơn, hãy cân nhắc thay đổi thói quen thức khuya để có một giấc ngủ chất lượng.
Thụy Dương (Tổng hợp từ Stylist)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất