Để không trở thành "ngựa non háu đá" chốn công sở

Để không trở thành "ngựa non háu đá" chốn công sở

2015-05-22 07:02
- Công ty nào cũng vậy, dù các sếp có giỏi giang và thông thái đến đâu, thì mỗi sếp đều không tránh khỏi những hạn chế riêng của mình.

Cơ bản là vì xung quanh sếp, cũng không nhiều người dám hoặc muốn nói ra sự thật, sếp lại nghe động viên và nịnh nọt quen rồi, nên lắm khi dù thật sự là không cố tình thì chính sếp cũng không nhận ra là mình đang sai, đang mắc lỗi hay nhầm lẫn trong việc đánh giá, nhìn nhận điều gì đó. Sau đây là một vài mẹo nếu bạn quyết định sẽ góp ý cho sếp của mình:

Phải thừa nhận, sếp ở “chiếu trên” của mình

Chuyện này ai cũng biết, nhưng nhắc lại ở đây để bạn thật sự xác định lại tinh thần. Làm gì có lẽ phải và công bằng tuyệt đối, thậm chí càng chờ đợi điều đó bạn sẽ càng trở về trong tư thế "bại binh". Bởi vậy, nên dù bạn đúng mười mươi, dù sếp sai lè lè, bạn cũng đừng bao giờ hi vọng sếp gật gù tâm đắc hay vỗ đùi đen đét.

Nếu bạn đặt ra mục tiêu “nói cho sếp biết cái sai”, thì bạn hãy thảo sẵn tờ đơn xin nghỉ việc. Bởi vì tại sao sếp phải nhận sai? Dù lý lẽ của bạn hay và đúng đến đâu thì cuối cùng sếp nhận sai là để làm gì? Để đám nhân viên thần tượng sếp hơn à? Nhưng dù có thần tượng hay không thì sếp cũng đã thản nhiên chỉ đạo “cái bọn ấy” ngon lành rồi cơ mà? Tóm lại, tại sao sếp phải gật đầu với bạn là “ừ, tôi sai”? Trước khi nhấc mông lên đòi gặp sếp, bạn hãy tự xác định giới hạn cần truyền đạt. Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể, gần gũi và chắc chắn nhất. Đơn giản, chỉ cần sếp thay đổi 1 quyết định nhỏ hoặc 1 phần quyết định nhỏ để bạn thuận lợi hơn cho công việc, đã coi như bạn “thắng” được rồi.

Để không trở thành

Không tranh luận những thứ đã thuộc về nhận thức căn bản của mỗi một cá nhân

Chẳng hạn, một ông sếp rất ưa tiểu tiết, thích quản lý kiểu giờ giấc, hành chính với những công việc đòi hỏi sáng tạo cao, hay một ông sếp thích viết tay tất cả mọi hồ sơ, sổ sách thay vì đánh máy, thì tốt nhất bạn nên cân nhắc ra khỏi công ty hay là ở lại, chứ không nên nghĩ sẽ tranh luận với sếp đến cùng, bởi vì đó là nhận thức cá nhân, là thứ đã “ăn vào máu”, nếu sếp thay đổi được thì ngày hôm nay đã không đến lượt bạn phải ý kiến “ý cò”. Đem tranh luận một quan niệm đã trở thành tính cách của sếp rồi, khác gì đem trứng chọi với đá.

Bạn vẫn có thể “đi qua” cảm giác khó chịu mà không cần phải quan tâm đến sếp

Thật sự là như vậy. Đôi khi chúng ta mất quá nhiều thời gian cho việc phân tích cảm nhận của cá nhân chứ không phải vì ta đang gặp khó khăn trong công việc. Yêu hay ghét là quyền của mỗi một cá nhân, là cảm nhận tự nhiên của tất cả mọi nhân viên đi làm. Nhưng nếu ta để cho chính mình dừng lại ở cảm giác này nhiều lần quá trong ngày, ta sẽ càng trở nên trì trệ, ám ảnh, gặp khó khăn trong thu nhập, lương bổng… mà sếp thì thật ra không thể nào thay đổi được gì.

 Vấn đề ở đây là bạn nên học cách thích nghi, đồng thời đề ra phương án giải quyết cụ thể cho những chướng ngại bạn đang gặp phải. Có những người đổi việc thường xuyên, nhưng tôi cho rằng họ phải thay đổi mình trước đã.

Dạ Thảo
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Buổi sáng cứ ăn những món ăn này đường ruột ngày càng khỏe mạnh

Đọc nhiều nhất