3 loại tiền tiết kiệm mà bạn cần phải có trong đời

3 loại tiền tiết kiệm mà bạn cần phải có trong đời

Nguyễn Mai 2015-07-17 18:57
- Rất nhiều người trong chúng ta không chống nổi sự căng thẳng liên quan đến tiền. Vấn đề này có thể là do số tiền bạn kiếm được không bao giờ thỏa mãn với nhu cầu của bạn. Nhưng có một cách giúp bạn yên tâm hơn khi đối mặt với các khủng hoảng tài chính, đó là làm các quỹ tiền tiết kiệm.
Tiền là nguyên nhân hàng đầu của sự căng thẳng. Nó có thể khiến chúng ta mất ăn mất ngủ hơn các vấn đề về công việc gia đình và thậm chí là sức khỏe, theo như Hiệp hội tâm lý Mỹ. Vậy nên, để giải quyết những vấn đề do đồng tiền gây ra, tốt nhất chúng ta dù giàu, dù nghèo nên có những khoản tiền tiết kiệm để “phòng thân” khi cần. Dưới đây là 3 loại tiền tiết kiệm mà bạn cần phải có trong đời, dù ít hay nhiều.
1. Tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp
3 loại tiền tiết kiệm mà bạn cần phải có trong đời
Theo một nghiên cứu từ The Pew Charitable Trusts, 55% người Mỹ đã từng trải qua một cú sốc tài chính khiến họ gặp khó khăn. Trong nhiều trường hợp khó khăn của họ có thể tránh được với một quỹ tiền tiết kiệm khẩn cấp. 
Tiền tiết kiệm có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng vay nợ gấp và chi trả lãi suất vay tiền cho những khoản vay nợ lớn để mua nhà, mua xe, sửa nhà, chữa bệnh, mất việc làm…Để làm được điều này, bạn cần có hoạch định tiết kiệm chi tiết cho từng tháng, với những khoản tiền tiết kiệm bỏ riêng ra khỏi tiền chi tiêu hàng tháng. Ví dụ, bạn có thể gửi tiền ngân hàng, giữ tiền trong két sắt gia đình.
Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền thì đủ?
Mỗi gia đình cần có một quỹ tiền tiết kiệm khẩn cấp để trang trải đủ cho các loại hóa đơn và chi phí ít nhất trong vòng 3 – 6 tháng (ứng với định mức chi tiêu của gia đình bạn). Với những ai có nhiều nguy cơ phải sử dụng tiền tiết kiệm khẩn cấp như người có bệnh, người sống một mình, họ cần có một quỹ tiền tiết kiệm cố định với giá trị tiền lớn hơn.
Gây quỹ tiền tiết kiệm khẩn cấp 
Theo Gail Cunningham, người phát ngôn của Quỹ quốc gia về tư vấn tín dụng, bạn nên trích nha 10% tiền lương hàng tháng để gây quỹ tiền tiết kiệm khẩn cấp. Khi bạn đạt được mục tiêu tiền tiết kiệm khẩn cấp, bạn có thể ngừng gây quỹ và chỉ cần bảo vệ quỹ đó không bị thâm hụt đi. Sau khi sử dụng một khoản tiền trong quỹ khẩn cấp đó, bạn lại bắt đầu bổ sung quỹ và duy trì quỹ ổn định.
2. Tiết kiệm cho hưu trí
Rất – rất – và rất nhiều người đang thiếu sự chuẩn bị cho việc nghỉ hưu vì họ không có đủ tiền tiết kiệm hoặc chưa có một đồng xu nào cho những ngày tháng ở nhà không lương của mình. Đối với nhiều người đi làm và đóng bảo hiểm, họ cũng có xu hướng quy đồng tiền bảo hiểm việc làm chính là quỹ tiền hưu trí an toàn của họ. Thực tế phức tạp hơn bạn nghĩ. Có nhiều mức đóng bảo hiểm khác nhau. Nếu bạn đóng các gói bảo hiểm việc làm với mức tiền lớn, không có vấn đề gì để bàn. Nếu bạn đóng bảo hiểm việc làm gói thấp, không gì đảm bảo rằng số tiền đó có thể đủ để bạn hưởng thụ cuộc sống về già hoàn hảo và chi trả cho bệnh tật. 
3 loại tiền tiết kiệm mà bạn cần phải có trong đời
Bạn nên bắt đầu từ đâu?
Đừng chần chừ với kế hoạch tiết kiệm về già của mình ngay khi bạn có tháng lương đi làm đầu tiên. Đừng lãng phí tiền trong các cuộc chơi phù phiếm ngay khi bạn vừa kiếm được nhiều tiền. Số tiền tiết kiệm cho hưu trí của bạn có thể bắt đầu được tích trữ khi bạn 25 tuổi. Bạn càng có những khoản tiền tiết kiệm sớm, bạn càng nhân đôi được giá trị tích lũy tiền lên theo thời gian. Ví dụ, bạn đặt ra mục tiêu tiết kiệm 1.000 đô la khi bạn 25 tuổi, con số đó sẽ tăng lên thành hơn 20.000 đô la khi bạn 65 tuổi, với lãi suất là 8%/năm. Nếu tiến hành gây quỹ tiết kiệm hưu trí trễ ở tuổi 35 với mức tiền 1.000 đô la, đến năm bạn 65 tuổi, quỹ tiền tiết kiệm hưu trí của bạn chỉ có 10.000 đô la mà thôi. 
Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền thì đủ?
Tương tự như loại tiền tiết kiệm khẩn cấp, bạn nên trích ra khoảng 10% - 15% tiền lương hàng tháng ra để gây quỹ tiền kiết kiệm hưu trí. Theo thời gian, đồng lương và mức sống của bạn có thể được nâng cao, vậy nên bạn đừng bỏ qua ý định tăng mức tiền tiết kiệm lên. Ngoài ra, tùy thuộc vào giá trị của quỹ tiền hưu trí của mình, bạn nên tính đến các phương án an dưỡng tuổi già ở các nơi có mức sống phù hợp. Ví dụ, bạn có thể đặt ra các câu hỏi cho mình như:
- Mình nên sống ở nông thôn hay thành thị?
- Mình sẽ ở nhà riêng hay ở với cộng đồng những người nghỉ hưu?
- Mình có nên hoãn các kế hoạch du lịch khi còn trẻ và để dành đến khi nghỉ hưu?
- Gia đình mình có bao nhiêu người tất cả và mình có phải hỗ trợ người thân không?
Theo CNBC, nếu mỗi tháng thu nhập của bạn là 1.000 đô la thì bạn nên đựng mức khoản tiền tiết kiệm hưu trí theo độ tuổi như sau:
- Bạn nên bắt đầu tiết kiệm với 126 đô la ở tuổi 25
- Bạn nên có 270 đô la cho quỹ hưu trí ở tuổi 35
- 500 đô la tiền tiết kiệm khi 45 
- Và cuối cùng là bạn cần có ít nhất 1.154 đô la cho tuổi già ở tuổi 55
3. Tiết kiệm riêng cho cá nhân
Tiền tiết kiệm cá nhân khác với các khoản tiền tiết kiệm hưu trí và tiết kiệm khẩn cấp. Chúng là số tiền được sử dụng vào các việc riêng của bạn ngoài khám bệnh và an dưỡng tuổi già như mua xe mới, “làm mới” tủ quần áo của bạn, du lịch, đi ăn cùng bạn bè, chăm sóc bản thân, làm đẹp, mua quà tặng. 
3 loại tiền tiết kiệm mà bạn cần phải có trong đời
Làm thế nào để tạo quỹ tiền tiết kiệm cá nhân?
Tùy vào thu nhập và nhu cầu cá nhân của bạn, bạn nên để riêng ra một số tiền và không bao giờ động vào chúng. Ví dụ, bạn nên giới hạn mức chi tiêu cho mỗi bữa ăn và hàng tiêu dùng trong một tháng. Số tiền còn lại bạn nên gửi ngân hàng. Chưa hết, đừng quên tiết kiệm chi tiêu tối đa và để dư tiền định mức chi tiêu cho việc ăn và tiêu dùng. Sau đó, cất giữ số tiền thừa hàng tháng đó vào lợn đất. Vậy là bạn đang thực hành cách tiết kiệm chi tiêu kép để tiết kiệm nhiều hơn cho những tháng cần chi tiêu nhiều đột biến mà không bị thâm hụt tài chính dây chuyền.
Nguyễn Mai Nguồn: MC
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 mẹo làm trắng da từ nguyên liệu tự nhiên

Đọc nhiều nhất