Bé gái 8 tuổi bị bạo hành ở chung cư cao cấp trung tâm Sài Gòn: Có bao nhiêu góc tối giữa chốn thị thành rực sáng?

Bé gái 8 tuổi bị bạo hành ở chung cư cao cấp trung tâm Sài Gòn: Có bao nhiêu góc tối giữa chốn thị thành rực sáng?

I Am NGA 2021-12-29 08:00
- Vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành chỉ là một trong số ít vụ gây chú ý truyền thông khi hậu quả đã hết sức nặng nề. Trong khi, có hàng nghìn đứa trẻ đã và đang bị hành hạ mà không ai biết.

Vụ việc bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” hành hạ đến tử vong là vụ bạo hành trẻ em mới nhất, thu hút được sự chú ý truyền thông những ngày gần đây. Điều đáng buồn là những vụ việc tương tự thế này chỉ được đưa ra ánh sáng và được người khác biết đến khi hậu quả đã hết sức nặng nề, nạn nhân bị thương tật nặng, thậm chí thiệt mạng.

Bé gái 8 tuổi không phải là trường hợp duy nhất

Chỉ tính riêng năm 2021, dư luận đã nhiều phen bàng hoàng dậy sóng trước những vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân là trẻ em. Đầu năm, bé N.H.B (sinh năm 2009, ở Hà Đông, Hà Nội) bị chính mẹ ruột bạo hành và người tình của mẹ xâm hại tình dục. Sự việc chỉ bị phát hiện khi người bác biết chuyện và trình báo công an. Cuối tháng 6, clip cháu bé 12 tháng tuổi ở Thái Bình bị một phụ nữ giữ tay chân và nhét giẻ vào miệng được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc. Tháng 8 vừa qua, bé N.P.A (5 tuổi, ở Thuận An, Bình Dương) bị người tình của mẹ đấm đá, quăng quật và giẫm đạp lên người. Và gần đây nhất là vụ việc bé N.T.V.A (8 tuổi, Bình Thạnh, TP. HCM) bị người tình của bố hành hạ đến mức thiệt mạng.

Bé gái 8 tuổi bị bạo hành ở chung cư cao cấp trung tâm Sài Gòn: Có bao nhiêu góc tối giữa chốn thị thành rực sáng?

Theo báo cáo của Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 – tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có 3.600 bé gái. Có hơn 2.600 tường hợp (chiếm hơn 66%) trong độ tuổi từ 13 – 16 tuổi. Đặc biệt có 293 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại. Số lượng trẻ bị xâm hại có xu hướng gia tăng, giai đoạn từ tháng 6/2019 – tháng 6/2020 có 1.700 trường hợp, từ tháng 6/2020 – tháng 6/2021 có 2.200 trường hợp (tăng 430 trường hợp). Trong 2 năm qua, cả nước xảy ra hơn 110 vụ án giết trẻ em với 120 nạn nhân, bộ Công an đã xử lý 3.370 vụ, trong đó xử lý hình sự 3.462 đối tượng. Có 73% trẻ em chịu các hình thức kỷ luật, bạo lực và xâm hại tình dục trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19.

Như vậy, từng phút, từng giây trôi qua, trong những nơi gọi là “mái nhà” vẫn có những đứa trẻ ngày ngày bị hành hạ mà không được ai biết.

Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: có bao nhiêu đứa trẻ đã và đang bị hành hạ mà không ai biết?

Khi nhà là "địa ngục trần gian" và người thân bỗng hóa thành ác quỷ

Người ta nói nhà là nơi bình yên nhất và cha mẹ luôn yêu thương con cái vô điều kiện nhưng có lẽ điều này không đúng với tất cả. Đa số những vụ bạo hành trẻ em chỉ được đưa ra ánh sáng khi đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ, hung thủ bạo hành các em lại là những người thân cận, gần gũi nhất, thậm chí là chính cha mẹ ruột. Trong khi, trẻ em lại là đối tượng yếu thế, dễ tổn thương và vẫn đang trong độ tuổi cần có người giám hộ, chưa thể tự đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình hay tố cáo người bạo hành.

Đại dịch Covid-19 là một đòn đau giáng mạnh vào nền kinh tế và gây ra rạn nứt trong mối quan hệ gia đình. Trong khi cha mẹ có thể mất việc làm, gặp khó khăn về kinh tế thì các em nhỏ lại phải học online và ở nhà gần như 24/24. Căng thẳng gia đình leo thang dẫn đến bùng nổ bạo lực, cha mẹ có thể coi chính con cái mình là nơi trút giận. Thực tế số liệu đã cho thấy giai đoạn từ tháng 6/2020 – tháng 6/2021, số vụ bạo lực trẻ em tăng lên so với giai đoạn trước đó, đây cũng chính là giai đoạn bùng dịch, giãn cách xã hội kéo dài.

Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: có bao nhiêu đứa trẻ đã và đang bị hành hạ mà không ai biết?

Nhìn căn hộ chung cư mà bé gái 8 tuổi từng sống trước khi qua đời, có thể thấy gia đình em cũng tương đối có điều kiện. Chỉ nhìn vẻ bề ngoài, không ai có thể tưởng tượng một đứa trẻ 8 tuổi lại phải sống trong “địa ngục trần gian” đúng nghĩa, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần trong sự vô tình, thờ ơ của người cha.

Những người trưởng thành, khi ức chế, bất mãn có thể bỏ nhà ra đi. Nhưng trẻ em thì biết đi đâu khi bản thân các bé chưa thể tự lo cho bản thân mình, đến những người thân ruột thịt còn cư xử tàn bạo, độc ác. Trẻ em không cách nào phản kháng hay tự vệ khi bị bạo hành, chỉ có thể chịu đựng, vì thế rất nhiều vụ án đau thương đã xảy ra. Những đứa trẻ được phát hiện và cứu kịp thời cũng để lại những chấn thương suốt đời về thể xác và tinh thần. Chúng có thể bị sai lệch nhận thức khi lớn lên, trở thành những người dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, tạo ra cái vòng luẩn quẩn không có hồi kết.

Lối thoát nào cho các em nhỏ?

Như đã nói ở trên, trẻ em không có khả năng tự vệ hay phản kháng, cũng rất khó để lên tiếng tố cáo khi bị chính người thân bạo hành. Do đó, việc bảo vệ trẻ em, chống lại nạn bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em là trách nhiệm của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Trong khi Việt Nam có nguy cơ bước vào thời kỳ khủng hoảng già hóa dân số do tỉ lệ sinh ngày càng thấp thì có hàng ngìn trẻ em vẫn đang bị hành hạ, sát hại trong những năm qua. Đây là vấn đề của toàn xã hội chứ không chỉ riêng ai.

Bình ổn kinh tế gia đình, những gói cứu trợ, giải quyết tình trạng thất nghiệp là những biện pháp trước mắt để giúp các gia đình vượt qua đại dịch. Gia đình là tế bào của xã hội, chỉ khi những nhu cầu tối thiểu được đáp ứng người ta mới có thể bình ổn tâm lý, tránh những hành vi ngoài tầm kiểm soát nhắm vào trẻ em.

 Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: có bao nhiêu đứa trẻ đã và đang bị hành hạ mà không ai biết?

Chúng ta hẳn ai cũng từng hoảng hốt bất an khi nghe những tiếng cãi vã, đánh đập, la hét, khóc lóc, chén đĩa vỡ loảng xoảng từ nhà hàng xóm. Nhưng đa số các trường hợp người ngoài rất ít can thiệp vì đó là “chuyện nhà người ta”. Ngay cả những tin tức gây sốc, giật gân về những vụ bạo hành trẻ em cũng có nhiều người thờ ơ vì nó ngày càng nhiều đến nỗi người ta cho đó là chuyện thường của xã hội và không phải việc của mình.

Thế nhưng, bảo vệ trẻ em cần sự chung tay của cả cộng đồng, từ mỗi cá nhân, đoàn thể đến các cơ quan chức năng. Trẻ em cũng được giáo dục sớm những kỹ năng sống, nhận biết và ứng phó với những tình huống nguy hiểm với bản thân. Tiếng nói của trẻ em cần được lắng nghe và tôn trọng. Khi trẻ em bị chính người thân cận bạo hành thì những người xung quanh cần có trách nhiệm phát hiện, tố cáo với cơ quan chức năng để trẻ được giải cứu kịp thời. Chỉ cần người ta bớt thờ ơ cũng đủ cứu được cả một sinh mệnh.

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hố không đáy trên thế giới - Cánh cổng địa ngục hay dấu hiệu tận thế

Đọc nhiều nhất